60 năm Trung Học Châu văn Tiếp nếu không có biến cố 1975! Chữ "nếu" quả đã làm cho chúng ta bùi ngùi khi nhớ lại mái trường năm xưa. Cho dù không còn nữa, nhưng mái trường ấy vẫn mãi sống trong tâm tư của mỗi thầy trò Châu văn Tiếp, và chauvantiep.com sẽ mãi là nơi để thầy trò gặp gỡ nhau, để còn được biết ít nhiều về nhau…

Nhân dịp này kính mời quý thầy cô và các anh chị gởi về những bài viết, hình ảnh hoặc một vài cảm nghĩ về mái trường năm xưa... nay chỉ còn là những kỷ niệm, một thứ kỷ niệm luôn sống mãi để nuôi dưỡng và duy trì Tinh Thần Châu văn Tiếp, như là một hiện thân của ngôi trường cũ...

Rất mong chúng tôi sẽ nhận được tin từ quý thầy cô và các anh chị để chúng tôi có thể gom thành một Trang Bích Báo đặc biệt "Những Kỷ Niệm Khó Quên" dưới đây, nhân dịp 60 Năm Châu văn Tiếp 1956-2016. Kính mời quý thầy cô và các anh chị click đọc những bài viết dưới đây...



Nhớ lại ngày nào, nằm dài trên đất để nắn nót trang bích báo quá khổ, những hình ảnh, những đoạn văn và thơ ngây ngô, mộc mạc nhưng đầy cảm xúc của tuổi học trò. Mục đích của trang web này chỉ mong đơn giản tạo lại được hình ảnh và cảm xúc mà chúng ta đã cùng nhau ghi lại trên tấm bích báo của lớp học năm xưa...

BBT




  • TRÔNG VỀ QUÊ MẸ
    - Nguyễn Phước Tuy


  • NHỚ TẾT PHƯỚC TUY XƯA
    - Đoàn Minh Hùng


  • GIẾT NGƯỜI TRONG MỘNG
    - Phạm văn Chính


  • BÀ RỊA QUÊ HƯƠNG TÔI
    - Người An-Nhứt


  • Hồi ký những ngày đi học 1973-1979
    - Đoàn Minh Hùng
             ĐỂ THƯ & HÌNH CỦA BẠN ĐƯỢC CHUYỂN VỀ BBT, BẠN PHẢI GHI RÕ TÊN VÀ EMAIL...
               
 Kèm hình ảnh (nếu có):    Bấm "Browse" để chọn và gởi hình...
VIETUNI    -     BẢNG VIẾT TIẾNG VIỆT                   

Xin lưu ý - Chỉ bấm "GỞI VỀ BAN BIÊN TẬP" sau khi đã hoàn tất nội dung lời nhắn trong ô trắng phía trên.
Date:  Sun 9/6/2020 9:58 PM
Name:  Lê thị Hồng Hồng
Email:  lethihonghong2018@gmail.com
Number:  77
Thân mến gửi Ban Biên tập,
Kính xin Ban Biên tập giúp đỡ dùm cho tôi tìm được thông tin của Anh tôi là Lê Phước Vĩnh trước 1975 là Giáo viên anh văn tại trường (khoảng những năm 1968 đến sau 1975) Sau đó anh tôi đi học tập cải tạo ở Hàm Tân (vì là sĩ quan dự bị ở Đà Lạt). Sau khi học tập về, Gia đình tôi thất lạc tin tức anh đến nay!!! Vì lúc đó tôi còn nhỏ và Cha mẹ già yếu nên không biết cách liên lạc với Trường Châu Văn Tiếp xem anh có về lại Quí trường không! Nay tôi tình cờ được biết trang liên lạc này về những học sinh, Thầy giáo cũ của Trường, Xin qua đây nhờ những BAN BIÊN TẬP, GIÁO VIÊN HAY HỌC SINH ĐÃ CÓ HỌC HAY LÀM VIỆC TẠI TRƯỜNG THỜI GIAN CŨ, XIN GIÚP ĐỠ KHI BIẾT THÔNG TIN VẾ ANH TÔI!!! XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN !!!

Xin Ban giám hiệu, hay thầy cô niên khoá 68-75 có ai biết thông tin Thầy Lê Phước Vĩnh dạy tại trường trước 1975 cho GĐ chúng tôi biết thông tin về anh. Tôi là em út của anh.
Hồng ; dt 090302206. Rất cảm ơn!!!


Date:  Thu 3/1/2018 10:13 AM
Name:  Truong vinh Phu
Email:  truong.phu99@gmail.com
Number:  76
Hello, Tôi là Truong vĩnh Phú khoa Lý khoảng 77-78 ở trường CVT cùng với thầy Trương thanh Bình. Muốn được liên lạc với thầy Bình để thăm hỏi tin tức. Emai truong.phu99@gmail.com , phone 781-600-9460. Cám ơn nhiều.

Date:   Thu 3/1/2018 1:55 PM
Thưa GS,
Nguyên văn lời nhắn tin của GS đã được chúng tôi chuyển đến GS Trương thanh Bình. Hi vọng GS sẽ trực tiếp nhận được tin hồi âm từ GS Trương thanh Bình. Xin cho biết nếu GS không nhận được tin hồi âm.
BBT

Date:   Wed 3/21/2018 2:47 PM
Giáo sư Trương Vĩnh Phú đã liên lạc với chúng tôi. Hơn 35 năm chúng tôi mới biết được tin tức của người đồng nghiệp thân thiết ngày xưa! Xin cám ơn ban biên tập.
Nguyễn Thị Vân Anh


Date:  Sat 11/18/2017 10:00 PM
Name:  Huynh van Trung
Email:  ththvn@hotmail.com
Number:  75
Doc tin thay ban Truong van Be da mat, ban co cho toi tam hinh nam 1965 khi toi roi truong ve Sai gon.. va co ban nao biet chi Hong cung anh Nhat ( ky su dien) bay gio o dau. Gap o Rach gia tau so 30 32 Tan hiep.

Date:   Sun 11/19/2017 12:52 PM
Mến chào bạn,
Rất mừng nhận tin của bạn. Nếu được xin bạn cho biết đủ Tên và Họ (Niên học nếu có) của chị Hồng và anh Nhật để chúng tôi tiện so chiếu. Cảm ơn bạn.
BBT

Date:   Sat 12/2/2017 5:24 PM
Cám ơn anh Đỉnh và trang nhà ChauvanTiep.com. Đúng là Huỳnh văn Trung lớp tôi. Để tôi liên lạc với anh Trung. Nhiều kỷ niệm, nhứt là thời gian chờ tàu đăng ký ở Tân Hiệp Rạch Giá.
Mấy tháng trước đi dự Hội ngộ CVT ở Toronto cũng vui lắm. Không có anh! Thăm anh và gia đình.
Trần Minh Nhựt (nhut_hong@hotmail.com)

Date:   Sun 12/3/2017 10:37 PM
Cam on BBT toi da l/lac duoc Tran Minh Nhut. Neu co thoi gian giup dum tôi xem anh Vo ngoc Buu co cha la Vo Ngoc Lang khong?neu phai xin phep Buu cho toi duoc lien lac. Ngoai ra toi con nho Tot le, va Dong con song hay mat


Date:  Sat 11/18/2017 3:50 AM
Name:  Trương Anh Huy
Email:  huytruong123p@gmail.com
Number:  74
Kính chào các Cô các bác cựu học sinh trường Châu Văn Tiếp-nay là trường THPT Châu Thành, con năm nay học lớp 11 dưới mái trường này. Cô bác nào có nhu cầu xem các hình ảnh của trường hiện tại có thể nói với con, Con muốn biết cảm giác của cô bác cựu học sinh khi xem các hình ảnh của trường hiện tại và so sánh nó với quá khứ :)). Xin cô bác đừng đặt quá nặng vấn đề chính trị.

Date:   Sun 11/19/2017 12:14 PM
Mến chào em Huy,
Tuy xa cách mái trưòng đã lâu, nhưng chúng tôi vẫn luôn được cập nhựt về mái trường năm xưa cũng như các thay đổi của ngôi trưòng này. Cảm ơn em đã liên lạc với chúng tôi.
BBT


Date:  Wed 10/4/2017 8:51 PM
Name:  Nguyen hoang Anh
Email:  anhbay1940@yahoo.com
Number:  73
Thua ban bien tap Toi la ban cua gs le quy The Neu co the lam on cho biet hien nay ong The song o VN hay o My Xin cho biet lam the nao de lien lac Thanh that cam on.


Date:  Wed 9/20/2017 7:45 AM
Name:  Bui Duy Khanh
Email:  kdbui@sbcglobal.net
Number:  72
Tinh co thay trang va doc duoc phan uu cua Bac Phong va Bac Phung, toi xin duoc lien lac voi Chi Quach Thi Hanh va Anh Dinh Van Hoang. Roi xa truong qua lau nen toi khong con nho duoc nhieu, nhung neu khong lam thi Hoang va toi cung khua. Hien gio, toi dang o Austin, TX va Bo toi cu ngu o Houston, TX. Mong duoc email C. Hanh va A. Hoang de lien lac.


Date:  Thu 08/10/2017 2:11 PM
Name:  NGUYEN HUU PHU
Email:  MANGOGO99@YAHOO.COM
Number:  71
Kinh thua BBT,
Chung toi muon tim ban cu ten Nguyen Thi Mân truoc hoc Hong Linh (Binh Gia), sau hoc Chau Van Tiep. Co ban gap o My sau 1975. Xin lien lac ve Le Thi Huong 0938277498 hien van con o Ngai Giao, Ba Ria. Neu o My xin lien lac Phu 949-245-5112.
Thanh that cam om.



Date:  Fri 03/10/2017 8:13 PM
Name:  Phan Trần Đức
Email:  ducphantran@hotmail.com
Number:  70
Tôi là học sinh năm Đệ Nhất đầu tiên của Châu Văn Tiếp. Năm này tôi có viết một bài trong Kỷ Yếu Xuân tựa là Kèm Sư (Cụ Phan) Ai còn giữ xin cho cho xin! Cám ơn! Thầy Lê Quý Thể ở đâu cho kính lời thăm. Học trò cũ từ Vũng Tàu qua học Châu Văn Tiếp.

Date:   Fri 03/10/2017 12:09 AM
Thân chào Anh Phan Trần Đức,
Rất mừng nhận tin anh, chúng tôi sẽ chuyển lời thăm hỏi của anh đến Thầy Lê Quý Thể. Hi vọng anh giữ liên lạc thông tin để mọi người biết và hi vọng sẽ có dịp chúng ta hội ngộ.
BBT


Date:  Fri 12/23/2016 4:01 PM
Name:  Đỗ văn Bát
Email:  batdo@yahoo.com
Number:  69
Kinh thưa Ban Biên Tập,

Tôi muón tìm người Bạn Đồng Nghiệp là Thày Bùi văn Bê trước dạy học tại Trường Châu văn Tiếp,đến nay Tôi đã mất liên lạc hơn 30 năm rồi.Kính nhờ BBT có thể gíúp đỡ để Tôi tìm lại được Thày Bùi văn Bệ như Sở nguyện của Tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn BBT. Địa chỉ liên lạc với Tôi là: batdo@yahoo.com..........Trân trọng cảm ơn.
Đỗ-văn-Bát.

Date:   Fri 12/23/2016 11:43 PM
Thưa ông Bát,
Theo chúng tôi được biết thầy Bùi vân Bê hiện vẫn ở VN. Kính chúc ông mau liên lạc được với người bạn cũ.
BBT

Date:   Sat 12/24/2016 7:30 AM
Tôi là Đỗ văn Bát đã nhận được hồi báo của Ban Biên tập Trường CVT và cho biêt địa chì Thày Bùi văn Bê mà tôi muốn tìm.Tôi xin tri ơn Qúy Thày trong BBT đã giúp đỡ tận tình và có kết qủa nhanh chóng,Tôi rất xúc động khi nhận ̣được hồi báo này,Chắc chắn Tôi sẽ liên lạc được với Bạn Đồng Nghiệp của Tôi mà đã mất liên lạc hơn 30 năm qua.Tôi xin kính chúc Qúy Thày luôn được nhiều Sức khỏe,An vui,Hạnh Phúc...Trân trọng.
Đỗ-văn-Bát.


Date:  Wed 08/31/2016 6:21 AM
Name:  Nguyễn Xuân Cường
Email:  ngxucuong@gmail.com
Number:  68
Kính thưa các anh chị,

Lang thang trên internet chợt thấy trang này nên truy cập vào xem và thật nhiều bất ngờ và xúc động... Tôi là học sinh trường Châu Văn Tiếp năm 1972 - 1976, cũng muốn tìm lại 1 số bạn cũ thời đó, nhưng không nhớ được nhiều ...

Date:   Fri 09/02/2016 3:59 PM
Hello Anh Cường,
Rất vui nhạn được lời nhắn của anh... Nếu được mong anh tiếp tục liên lạc và cho biết thêm về những ngày còn dưới mái trường... tên một vài người bạn mà anh còn nhớ...?
BBT

Date:   Fri 09/02/2016 6:35 PM
Thưa Anh, Mừng lắm khi có email hồi đáp của ban biên tập. Tôi là sinh năm 1962 học tại trường Châu Văn Tiếp từ năm 1972 đến 1976, sau đó theo gia đình sống ờ Bình Dương và hiện nay số ở Sài Gòn.
Những năm tháng khổ cực và quá nhiều biến động nên không nhớ nhiều lắm, chỉ nhớ là thời đó Thầy Kim Cương làm hiệu trưởng, các bạn trong lớp là Lê Hùng, Phương Danh, Chánh, Võ Thần Cương, ...Nếu có thể có số điện thoại của các bạn đó để liên hệ thì tốt quá.


Date:  Mon 5/23/2016 12:58 AM
Name:  Phạm văn Học
Email:  phamhocbr@gmail.com
Number:  67
Kính thưa các anh chị,

..tình cờ đọc được trang này toi rất thích,và muốn trở thành thành viên của cựu học sinh CVT.. MONG CÁC ANH CHỊ ĐÓN NHẬN. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN..

Tôi đã thi vào đệ thất trương THCVT NĂM 1970 và học từ đó..nik 70-71 đệ thât. 71-72 đệ lục 72-73 tôi học lớp 8a3 còn hình cả lớp chụp trước sân truong đính kèm ..sau giải phóng từ 1975-1978 toi vẫn học tai trường...

Xin lỗi cho Học thêm một chi tiết nhỏ nữa là cô bạn học chung lớp of Học là chơi chung nhóm là PHÚN TỐ NGA Cũng đã được tham dự họp mặt ở cali năm vừa qua và mấy năm trước...

Kính thưa các ac hôm trước tôi có gởi cho các ac một tấm hình lớp 8a3 of tôi chụp trước sân trường do Thầy Huyến chụp..tấm hình đó là do Chu Vy Tiêp gởi tặng từ Pháp qua trang facebook of tôi..tôi thi vào trường năm 1970 khi còn Thầy Đoàn ,Thầy Cương. (tôi là người ngồi giữa hàng đầu tiên).

Xin lỗi các ac lớp của tôi là lớp 8 anh văn 4 và tôi là người ngồi giữa hàng đầu tiên...cảm ơn các ac...chào thân ái..

Date:   Mon 5/23/2016 6:47 PM
Thân gởi anh Phạm Học,

Chúng tôi đã có thể đọc nội dung email của bạn, cảm ơn bạn rất nhiều. Chúng tôi cũng đã gom các email của bạn để post trên THCVT website chauvantiep.com Hình như bạn đang ở VN, bạn có thể cho chúng tôi biết sinh hoạt của các bạn CVT và một vài hình ảnh về nơi bạn đang sinh sống? Hi vọng bạn sẽ gặp lại bạn bè xưa.

Rất mong bạn giữ liên lạc và gởi về cho chúng tôi những thông tin và hình ảnh xưa.

BBT

Date:   Tue 5/24/2016 7:45 AM
'Vâng! Kính thưa quý ac, hiện tại tôi vẫn đang ở việt nam, tại giáo xứ Thủ Lựu Bà Rịa, lời đầu tiên xin được chân thành cảm ơn quý AC trong BBT đã nhận lời và đăng bai và hình của lớp tôi len trang, tôi cũng rất mong tìm được các bạn học chung lớp như bạn Dương Văn Ngọc (ở Mỹ). Bạn Phước (trước ở xóm cát,bà Rịa) bạn Công (nhà trong khu nhà Thầy Sa sau Bún Bò Húe Quỳnh Anh) bạn Phạm văn Thịnh long hương, bạn Minh Kim Hải, bạn Phú, bạn Luân, Hai bạn Tuấn nhà xát bưu điện br, còn lại các bạn tôi vẫn còn liên lạc, nếu các bạn đọc được những lời này của tôi, hay có về lại Bà Rịa muốn gặp bạn xưa xin liên hệ vơi Học qua sđt 0128759415... Lê văn Hiệp (Mỹ),ljhl Hoàng Quý Ơn (Mỹ), Ngô tán Sỹ (azizona Mỹ), Trần Thế Hùng (em Thầy Sa ở Đức), Nguyễn Thanh Tùng (Mỹ), Đoàn Anh Tuấn.


Date:  Sat 4/30/2016 10:46 AM
Name:  Đoàn Minh Hùng
Email:  lophoctinhthuonghoahao@gmail.com
Number:  66
TÌNH ĐỒNG MÔN

Đôi lúc niềm hy vọng, ước ao cũng sẽ đến nhiều hơn trên cả sự mong đợi. Những sự việc bất ngờ có thể mang đến niềm vui trọn vẹn, tuyệt vời. Thật tuyệt vời và niềm vui đến trọn vẹn khi bất ngờ nhận được tin chị ĐẶNG BẠCH TUYẾT cựu h/s THCVT từ Nam Cali Mỹ quốc về thăm quê hương VN. Nghe đâu chị là Chi hội phó Ngoại vụ kiêm Trưởng ban văn nghệ của Hội ái hữu THCVT Nam Cali.

Chúng tôi - Hội ái hữu THCVT vùng Saigon - vội vã thông báo cho nhau để tổ chức buổi tiệc họp mặt cùng chị vào lúc 17h chiều thứ 7 ngày 9/4/2016 tại nhà hàng Lan Anh số 291 CMT8 phường 12 quận 10 Saigon do chị Bạch Tuyết dành phần đài thọ.
Buổi họp mặt gồm 15 người. Tuy là đồng môn nhưng hôm ấy chị Bạch Tuyết là nhân vật chính. Gần đến giờ ai nấy đều mong được gặp chị sớm hơn để xem lúc nầy chị mập. ốm hoặc dung nhan như thế nào. Khi xuất hiện thì mọi người cùng "ồ" lên: Chị quá đẹp ....

Trong buổi tiệc, chúng tôi trước tiên hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống các Thầy, Cô ở "bển" như thế nào. Kế đến chúng tôi hỏi thăm các anh chị đồng môn và những sinh hoạt của Hội ái hữu THCVT từ Tổng hội cho đến các Chi hội Nam Cali, Bắc Cali v.v... Cứ nhớ tên ai thì hỏi thăm nấy. Chị BT trả lời và tâm sự với chúng tôi hết sức chân tình. Riêng tôi, vì trong gia đình là anh cả của nhiều đứa em cả trai lẫn gái, không có anh trai hoặc chị gái (đó là nỗi buồn lớn trong lòng) nên tôi xem các anh chị đồng môn như anh chị ruột của mình. Chị BT tôi xem như chị ruột của mình không ngoại lệ cũng như chị Bích Phượng, chị Thanh Phương, chị Thu Vân v.v... Các anh như: anh Triệu, anh Thanh Tùng, anh Phát, anh Trung, anh Lý v.v... tôi vẫn xem như anh ruột muôn đời. Tôi rất thích những buổi họp mặt đồng môn thường xuyên như thế để nghe các anh chị ôn lại những chuyện vui, buồn của mái trường CVT xưa làm cho tình cảm trong lòng tôi đối với các Thầy, Cô, các anh chị càng thêm chan chứa, dạt dào ....

Lần họp mặt nầy chúng tôi không thèm ca hát mặc dù tiệc họp mặt diễn ra trong căn phòng máy lạnh sang trọng có đầy đủ phương tiện phục vụ văn nghệ vì chúng tôi sợ không đủ thời gian tâm tình cùng chị BT. Cuối cùng chúng tôi tạm chia tay vào lúc 22h, cảnh quyến luyến không rời nhau kéo dài ra đến tận bãi giữ xe và chúng tôi có lời nhắn gởi cùng chị BT rằng bất cứ Thầy, Cô hoặc các anh chị đồng môn ở nước ngoài về thăm quê hương VN thì chúng tôi - Hội ái hữu THCVT vùng SG- đều mong muốn được hân hạnh đón tiếp bằng những buổi tiệc nho nhỏ với tấm lòng quý mến, chân thật vì chúng ta cùng chung 1 mục đích ôn lại truyền thống, những kỷ niệm chung trong mái trường xưa và điều quan trọng nhất chúng ta quyết không để nhạt nhòa tinh thần TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO cũng như quyết không để phôi phai cái tình hết sức trân quý đó là: TÌNH ĐỒNG MÔN Kính chúc các Thầy, Cô các anh chị đồng môn cùng gia đình luôn an khang, nhiều phúc lộc

Trọng kính
Đoàn Minh Hùng


Date:  Tue 3/8/2016 1:53 PM
Name:  Tran thi Phi Anh
Email:  votrantrianh@yahoo.com
Number:  65
Kính thưa quý anh chị! Xin nhờ trang web của quý anh chị để tìm lại tin tức của thầy Trương Thanh Bình dạy Sinh vật, và cô Nguyễn thị Vân Anh dạy Văn tại trường Châu Thành sau năm 1975. Nếu quý anh chị nào có tin của thầy cô cũng như các bạn học từ niên khoá 1975-1978 , xin vui lòng email theo địa chỉ : votrantrianh@yahoo.com! Rất mong ban biên tập có thể cho tôi xin email hoặc điện thoại của thầy Trạm, vốn là giáo sư của tôi trong ba năm học tại trường, để tôi có thể liên lạc thăm hỏi tới thầy và gia đình. Rất biết ơn sự giúp đỡ của quý anh chị trong ban biên tập.
Phi Anh!

Date:   Wed 3/9/2016 1:43 PM
Chào Chị Phi Anh, Hiện nay chúng tôi không có tin tức của Thầy Trương Thanh Bình và Cô Nguyễn thị Vân Anh. Riêng thầy Trạm vì chị không nêu Họ, nhưng nếu là GS Trần văn Trạm thì chúng tôi xin chuyển email này của chị đến thầy để thầy Trạm và chị có thể liên lạc trực tiếp... Chúc chị mau tìm lại được người thân.
BBT

Date:   Thu 3/10/2016 9:46 PM
Kính gửi quý anh chị,
Chân thành cảm ơn quý anh chị rất nhiều về sự nhiệt tình trong việc tìm lại tin tức của các thầy cô cũ! Hy vọng các bạn cũ sẽ có người đọc được tin nhắn và liên lạc lại. Thoáng một cái mà dòng đời đã trôi qua trên dưới 40 năm rồi! Việc kết nối lại những tình cảm thầy trò, bằng hữu mà quý anh chi đang duy trì, thưc là một điều vô cùng quý giá, nhất là khi chúng ta đang tản mát khắp nơi trên thế giới này. Xin loi vi tu nhien lai bi mat cach bo dau, danh viet nhu vay, hy vong quy anh chi se doc duoc. Thay Tram dung la thay day Anh van cua toi thoi gian hoc trung hoc. Toi van con nho dang dap cua thay moi khi dung lop, giang day... Ca thay va tro deu "the tham" trong nhung ngay dat nuoc moi doi chu. Neu co the, va neu duoc su chap thuan cua thay, xin quy anh chi cho toi dia chi email cua thay, de viet thu tham hoi thay. Trai qua vai chuc nam

Date:   Thu 3/17/2016 1:24 PM
Chào chị Phi Anh,
Chị học khóa lớp mấy từ năm nào ? Thầy Bình và cô Vân Anh hiện đang ở Houston, TX. Thầy Trạm thì ở Fremont, Bắc Cali. Email cho Luận: luanmpham@yahoo.com sẽ cho chị biết thêm thông tin nha... 1975 mình học lớp 9 cho tới cuối 1978 rời trường.
Phạm minh Luận


Date:  Sat 10/17/2015 9:36 PM
Name:  Tho Luu
Email:  tananvinh@gmail.com
Number:  64
Chào BBT, Tôi tên Lưu Hữu Thọ, cựu HS lớp 8A3, thường hay về Bà Rịa chơi. Mong tỉm đươc các bạn học cũ, Thạch, Nguyên, Thế (trường lớp) Lực, Bình, và tất cả các bạn cùng lớp cũ. Có ai biết Lý thị Huê lớp 7A2 bây giờ ở đâu không? làm ơn email tới tananvinh@gmail.com.


Date:  Mon 9/14/2015 9:03 AM
Name:  Tran The Hung
Email:  Hung@trandang.de
Number:  63
toi ten la Tran The Hung, hoc sinh CVT nien Khoa 1971-1978. Tim cac ban Duong Van Ngoc va Ngo Tan Sy va cac ban cung nien Khoa. Xin Email ve Hung@trandang.de


Date:  Sun 5/10/2015 8:34 AM
Name:  Luong thanh Hai
Email:  nghialinhxuan@hotmail.com
Number:  62
Tôi tên Luong thanh hai học sinh Niên khóa 1960-1969 mong tìm các bạn và thầy cô. Nhớ ngày đầu tiên đuợc nhập học vào trường với bộ đồng phục màu trắng và giày bata, sau đó thì đuợc mặc quần xanh áo trắng. Không thể nào quên đuợc thày Sáng vị tổng giám thị thật là oai nghiêm trong nghi thức chào cờ ngày thứ hai đầu tuần.
Sau đó vì cuộc chiến tôi vào Thủ Đức rồi lưu lạc 4 vùng chiến thuật không về thăm trường cũ, mong thầy cô tha lỗi. Nay mong gặp lại thầy cô và các bạn. Tôi hiện đang định cư tại San jose Cali.


Date:  Tue 3/10/2015 5:03 AM
Name:  Ngô Thế Phiệt
Email:  thephietblueblood@gmail.com
Number:  61
Kính chào BBT, quí Thầy Cô cùng các bạn đồng môn.

Tôi là Ngô Thế Phiệt, cựu HS Châu Văn Tiếp, Phước Tuy từ niên khóa 1967-1968 đến hết đệ I lục cá nguyệt nk 1972-1973 thì đứt gánh, vào Đồng Đế. Hôm nay tình cờ gặp trang này thật là mừng. Kính chúc BBT, quí Thầy Cô cùng các bạn đồng môn luôn hạnh phúc.
NB: Quý Thầy Cô hoặc bạn nào còn giữ các tập san "KHỞI ĐIỂM", hoặc "HÀNH TRÌNH" của trường CVT ngày xưa nữa không?


Date:  Thu 12/4/2014 8:25 AM
Name:  Phụng Texas
Email:  phungng9@yahoo.com
Number:  60
Tựa:Boston/Niềm nhớ Không Tên(Bút Ký của Chiêu Anh về một chuyến đi...)
Hay Quá(các bạn, nhiều nước, xem rất là khen, hay hay quá)
Đại Diện các Bạn/cám ơn Tác Giả/Các Anh Chị Lớn (1.000 Lần Nha)/Phụng/Texas(Kính Chúc(All)Tổng Gia Đình/Tác Giả&Các Anh Chị Lớn/Phước Lộc Thọ/Hạnh Phúc,vui,mạnh,may mắn và như ý mãi
Bye
Phụng/Texas

Đáp từ của tác giả,
CẢM TẠ...
Cảm tạ lời khen của những ai
Bổng dưng ái náy suốt đêm dài
Thơ văn tiềm ẩn ngàn tâm sự
Bút ký phơi bày một cuộc chơi
Bia đá vẫn mòn vì gió bão
Tiếng khen còn đọng đến ngày mai
Cảm ơn bằng hữu lời khen tặng
Mượn bút đề thơ phúc đáp ngay
Chiêu Anh


Date:  Tue 10/14/2014 7:11 AM
Name:  Nguyễn Hữu Phú
Email:  mangogo99@yahoo.com
Number:  59
Tôi là Nguyễn Hữu Phú, có thời gian công tác tại Phước Tuy, quận Đức Thạnh, Bình Giả và Ngãi Giao. Tìm gia đình Chị Lê Thị Hường, lúc trước học CVT, có 2 chị là Lê Thị Hoa và Lê thị Thanh. Có người anh chạy xe lam, nhà ở Xóm Bãi(?). Xin liên lạc qua Email trên. BBT có tin tức, xin cho tôi biết.
Cám ơn.

Thân gởi anh Nguyễn hữu Phú,
Hiện nay BBT vẫn chưa nhận được tin tức nào về gia đình Chị Lê Thị Hường từ nhắn tin của anh đã được đăng ngày 1-8-2014. Chúng tôi sẽ thông báo đến anh tin mới nhất nếu có và thân chúc anh mau tìm gặp được người thân.
BBT


Date:  Sun 8/17/2014 10:25 AM
Name:  Đoàn Minh Hùng
Email:  lophoctinhthuonghoahao@gmail.com
Number:  58
Lời giới thiệu: Chúng tôi vừa nhận được thông báo dưới đây do anh Đoàn Minh Hùng gởi đến từ Việt Nam, báo tin về việc các anh chị em cựu học sinh Trung Học Châu văn Tiếp tại Sàigòn vừa có quyết định thành lập Hội Ái Hữu Trung Học Châu Văn Tiếp Vùng Saigon.
Thành thật chúc mừng và thân chúc các anh chị luôn thành công.
BBT.

Kính gởi Quý thầy cô và các anh chị đồng môn Trung Học Châu văn Tiếp,

Tôi xin trân trọng thông báo một tin mừng đến với tất cả các thầy cô và quý anh chị đồng môn Trung Học Châu Văn Tiếp trên toàn thế giới. Ngày 16-8-2014 vừa qua, chúng tôi, một nhóm trong số những cựu học sinh Trung Học Châu Văn Tiếp hiện đang cư ngụ tại Saigon, có tổ chức buổi tiệc liên hoan họp mặt và quyết định thành lập Hội Ái Hữu Trung Học Châu Văn Tiếp Vùng Saigon. Quyết định này đã đến sau bao ngày ưu tư, trằn trọc trong mỗi cá nhân chúng tôi nói riêng, đa số những người đã từng mặc những chiếc áo trắng tinh khôi hãnh diện mang phù hiệu THCVT nói chung, trong quốc nội cũng như nơi hải ngoại đều mong ước.

Hy vọng tương lai của chúng tôi không ngoài mục đích tạo cơ hội cho tất cả thầy cô và bạn hữu ở khắp mọi nơi có dịp cùng nhau hoài niệm, chia sẻ những kỷ niệm vui buồn dưới mái trường xưa, gặp gỡ lại những người thân quen từ lâu xa cách, hoặc có cơ hội gắn kết với những người chưa quen cùng xuất thân từ mái trường xưa yêu dấu, cùng nhau nêu cao tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo.

Về nhân sự, mọi người trong nhóm đều đồng ý theo đề nghị của anh Trần Thanh Tùng, đề cử anh Nguyễn Văn Triệu làm Hội trưởng, Đoàn Minh Hùng làm hội phó, chị Kim Cương làm Thủ quỹ. Hiện tại hội đã được 15 người, mỗi người đóng góp 100.000vnđ/tháng. Mục đích gây quỹ này để trang trải chi phí cho ngày họp mặt truyền thống cứ 3 tháng 1 lần và cũng để đón tiếp các thầy cô, các anh chị đồng môn ở xa về thăm. Nếu có dư ra chúng tôi sẽ tương trợ lẫn nhau mỗi khi khốn khó và làm từ thiện nhân ái xã hội. Mọi việc thu chi chúng tôi đều công khai rõ ràng có chứng từ, văn bản minh bạch.

Tôi mạn phép thay mặt hội gởi thông báo nhờ BBT phổ biến trên website THCVT là trang mạng đã giúp chúng tôi mau chóng thông tin đến các thầy cô và các cựu học sinh CVT để gọi là niềm vui chung.

Trọng Kính,

ĐOÀN MINH HÙNG

Date:   Sun 9/21/2014 2:13 PM
Kính gởi BBT Trung học CVT,

Cách nay 20 ngày Thầy TRẦN ĐÌNH LUƠNG cựu GS Việt Văn THCVT đã từ xứ sở chuột túi đáp máy bay về đến SG vào chiều 2/9/2014. Thầy có đến thăm cơ sở từ thiện của tôi vào 1 buổi trưa nắng đẹp. Sau những lời thăm hỏi chân tình, thầy có trao chút quà, một tặng phẩm vô giá mà tôi rất trân quý, đó là tập thơ dầy cộm mà những lúc tâm hồn thi sĩ lãng mạn bềnh bồng theo ngoại cảnh thơ mộng thầy đã xuất thần sáng tác. Phải có thời gian dài nghiền ngẫm tôi mới hiểu được những ý tưởng thâm thúy ẩn dụ trong từng vần thơ. Kèm theo đó là những bức tranh (đa phần là tranh trừu tượng) kết hợp của lập thể và dã thú (thuật ngữ hội họa), có thể do những cảm xúc mảnh liệt nào đó nảy sinh sự sáng tạo từ vô thức hoặc tiềm thức, đôi khi rất hư ảo đã được thầy tượng hình trên giấy bằng sơn dầu hoặc màu nước rất tuyệt vời.

Hai tuần lễ sau khi thầy về đến Saigon, chúng tôi đã có dịp mời thầy gặp gỡ một số các anh chị em CVT hiện đang cư ngụ trong vùng Saigon. 14 anh em trong nhóm Ái Hữu Trung Học CVT vùng Saigon đã cùng nhau đón tiếp thầy lúc 5 giờ chiều ngày 15/9/2014, mỗi người đều mang 1 bầu trời thương nhớ, hân hoan chào đón thầy hết sức chân tình bằng một bữa tiệc nhỏ nhưng không kém phần trang trọng tại nhà hàng Thùy Dương tọa lạc số 1, đường số 1, khu dân cư Trung Sơn, Bình Chánh.

Thầy LƯƠNG vẫn mái tóc bồng uốn lượn tươm tất vương nét phong trần nhưng vẫn mang vể nghiêm nghị của một ngưòi thầy khả kính. Cảm xúc trên gương mặt thầy biểu hiện từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi thấy các học trò thương yêu của mình quý mến ngoài sức tưởng tượng, nhất là các chị gái. Ôi thôi! các chị "tám" của ta thật "nhỏng nhẻo" lạ thường! hết chị này giành bày tỏ tình cảm đến chị kia thỏ thẻ chuyện ngày xưa, những kỷ niệm vui buồn ở đâu mà các chị nhớ dai thế! chẳng những vậy mà các chị lại nhấc ghế ngồi xung quanh thầy kín mít làm cho cánh đàn ông chúng tôi không chen vào được đành phải đi tới, đi lui sau lưng thầy cho đến mỏi chân mới thui thủi trở về chổ ngồi. Nhưng các anh trai không buồn vì bao nhiêu cử chỉ đó đã "thay lời muốn nói"

Thầy ngạc nhiên và thú vị nhất khi các chị gái "bật mí" ngày xưa các chị rỉ tai nhau đặt cho thầy biệt danh "Siêu Mẫu". Tiếng thỏ thẻ bên tai pha lẫn tiếng cười nói thân thương làm cho chúng tôi cảm thấy như thầy đã đem đến cho mọi người một niềm vui bất tận. Có 1 số anh chị hay tin đang họp mặt nhưng vì lý do nào đó không đến được cũng gọi điện thoại tới tấp để thăm hỏi làm thầy trả lời và nghe không kịp. Tôi đoan chắc nếu thầy có thuật phân thân như Tôn Ngộ Không cũng không đáp ứng được trọn vẹn sự kính mến qua điện thoại ấy.

Hôm đó không có nhạc sống, chúng tôi chơi đàn thùng với những bài hát xưa mang ý nghĩa của tuổi học trò. Thầy hát rất hay, có 1 số các anh chị giành nhau song ca, hợp ca cùng thầy. Chị Huỳnh Mai ôm đàn, anh Triệu, anh Thanh Tùng, anh HÙNG, anh Lý, anh Chín, anh Phát, anh Trung, chị Kim Cương, chị Thu Vân, chị Thanh Phương v.v... cùng nhau hát như những ca sỹ chuyên nghiệp, có chị phong cách hết sức trẻ trung "nhí nhảnh" mặc dù đã có cháu nội, cháu ngoại đầy đàn cho nên cánh đàn ông chúng tôi đặt cho các chị biệt hiệu "những bà ngoại xì tin". Chị Thanh Phương đặt tên cho buổi họp mặt này là "40 NĂM TÁI NGỘ GIỮA THƯƠNG YÊU". Thầy có tặng phẩm cho chúng tôi mỗi người 1 cái móc khóa xe rất đẹp.

Cuộc đời tan hợp, hợp tan, cuộc vui nào cũng có lúc phải tan để rồi lại phải quyến luyến chia tay. Chúng tôi ai nấy cùng lắng đọng tâm tư tạm biệt thầy trong sự nuối tiếc tột cùng, chúng tôi hy vọng thời gian tới sẽ tiếp nối được những cuộc vui họp mặt hết sức ý nghĩa như thế này với các thầy cô, các anh chị đồng môn THCVT. Dư hương như còn đọng mãi đâu đây...

Mọi thông báo và tâm tình xin hãy liên lạc:
NGUYỄN VĂN TRIỆU - 0909388658
TRẦN THANH TÙNG - 0908399105
ĐOÀN MINH HÙNG - 0902409149

Một lần nữa tôi xin thay mặt Hội Ái Hữu Trung Học Châu Văn Tiếp Vùng Saigon ngỏ lời cảm ơn hết sức chân thành đến thầy TRẦN ĐÌNH LƯƠNG đã cho chúng tôi niềm vui này và cũng cầu chúc cho toàn thể các thầy cô, các anh chị cựu học sinh THCVT luôn an khang, thành đạt trong mọi công việc

TRỌNG KÍNH
Cựu học sinh THCVT
ĐOÀN MINH HÙNG


Date:  Thu 8/28/2014 5:32 AM
Name:  Đoang Hồ
Email:  doangho@gmail.com
Number:  57
Mong nhận được thông tin về Thầy CHU VĂN VƯƠNG chủ nhiệm lớp 12C, dạy Lý 3 năm 1982-1985 trường PTTH Châu Thành (tên cũ Châu Văn Tiếp). Các Thầy Cô, cô chú, anh chị có thông tin xin vui lòng liên lạc theo email: doangho@gmail.com hoặc điện thoại: 0903676795 Trọng Kính.


Date:  Fri 8/1/2014 1:55 PM
Name:  Nguyễn Hữu Phú
Email:  mangogo99@yahoo.com
Number:  56
Tìm bạn cũ là Lê thị Hường học CVT năm 1975, nhà ở ngãi Giao, quận Đức Thạnh. Xin liên lạc: Nguyễn Hữu Phú, Lake Forest, CA, USA mangogo99@yahoo.com 949-245-5112


Date:  Thu 4/24/2014 1:33 AM
Name:  Chautran
Email:  minhchaubhxh@yahoo.com.vn
Number:  55
TOI CUU HS. CVT truoc 1975 vo tinh hom nay tim tren mang. that cam dong va nho qua.. toi van o VN.. a cac A/C con nho Ong THIEP lam lao cong, gia dinh ban nuoc giai khat trong truong CVT khong ...? Nha o trong truong CVT, hien da gia tren 80 roi... van nhac den truong cu, cac Thay co va hoc sinh truong CVT. Xin lien he theo dia chi.


Date:  Sun 3/23/2014 3:43 AM
Name:  Nguyễn Tuấn
Email:  atuanng@yahoo.com.au
Number:  54
Là một quân nhân trong đơn vị Vạn Kiếp, tôi thừơng đi ngang qua trừơng Châu văn Tiếp và ghé lại quán chè Thanh Cảnh, tôi nhớ con đừơng Nguyễn văn Nho, ty bưu diện, ty tiểu học và thầy Trần kim Sa.


Date:  Mon 10/13/2014 8:04 AM
Name:  Đoàn Minh Hùng
Email:  lophoctinhthuonghoahao@gmail.com
Number:  53

Kính gởi BBT Trung học CVT
Chuyện 1001 đêm....

Từ hơn 1 năm nay tôi đã tập thành thói quen mỗi ngày truy cập vào trang mạng CVT để tìm lại chút hương vị ấm áp hoặc tình cờ được kết nối với những Thầy cô và những bạn đồng môn xưa cũ.

Thời gian gần đây trên website ngôi trường thân yêu có đăng các bức ảnh thật sống động gợi nhớ, gợi thương những thập niên trước 1975 như: Chợ Đất Đỏ, làng Dinh Cô Long Hải, nhà Tròn v.v... làm cho tôi cứ bồi hồi "ứa lệ tuôn sa", nhất là hôm nay được nhìn thấy rạp hát Thành Thái mà ngày xưa đầy ắp những kỷ niệm quanh tôi nói riêng, của người dân Bà Rịa nói chung.

Ngày xưa vì tỉnh Phước Tuy trầm mặc trong chiến tranh nên rạp hát Thành Thái có một thời gian ngưng hoạt động, nghe đâu rạp hát này cùng 1 chủ với rạp Đại Đồng ở SG. Đến năm 1974 rạp Thành Thái có sửa chữa chút ít và khai trương trở lại. Tôi nhớ như in ngày đầu tiên rạp chiếu bộ phim Tàu : Hắc long tranh hùng, diễn viên chính của bộ phim tên Lương tiểu Long. Thưở ấy tôi là "tín đồ cuồng nhiệt" phim võ thuật Hồng Kông và cũng vì năm 1972 rạp hát Quốc Thống ở Đất Đỏ đã bị sập đổ hoang tàn bởi chiến sự ác liệt nên tôi rất "khát" xem phim. Tôi thường đi xem chung với những đứa bạn như: Nhàn , Lợi nhà ở Long Điền, Luân, Dũng, Phước v.v... nhà ở Bà Rịa và cũng là những h/s trường THCVT. Thú thật hiện tại tôi vẫn còn tự hối hận không nguôi vì đã nhiều lần lừa dối cha mẹ, thầy cô để "cúp cua" xem phim. Thưở ấy tôi là 1 trong những thành phần "ngựa chứng trong sân trường" của lớp, nay tôi cảm thấy mình vẫn còn ân hận và sẽ ân hận mãi mãi. Rạp còn chiếu rất nhiều bộ phim như: Thiết sa chưởng, song long xuất hải, Gia Lăng trùng kiến Tinh võ môn, Mã vĩnh Trinh v.v... Phim VN có: Nắng chiều, Chân trời tím, trường tôi, làng tôi, triệu phú bất đắc dĩ, người chồng bất đắc dĩ v.v...

Kỷ niệm "động trời" nhất là những hôm không có tiền tôi cùng chúng bạn lớp 7P5, 7P6 cùng nhau âm thầm đi vòng ra phía sau rồi leo lên mái nhà trại cưa, trèo qua nóc rạp dỡ mái tôn chuyền xuống ngay đúng nhà vệ sinh nữ giới rồi ù té chạy ra trốn nhanh vào các hàng ghế ngồi làm sửng sốt lẫn "bối rối" những quý bà, quý cô đang vệ sinh cá nhân. Trong rạp tối om, tất cả đèn đều được tắt để chiếu phim đó là lợi thế và đồng lõa cho chúng tôi, thậm chí chúng tôi xem phim "chùa" một thời gian dài đến tận 1975 mà những người có trách nhiệm trong rạp không phát hiện được. Thời đó tất cả các rạp cinéma đều chiếu thường trực không theo xuất như bây giờ nên có người vào xem thật sự, có người hẹn hò trai gái nhờ bóng tối để dể dàng tâm sự, có người mua vé vào để tìm chổ... "ngủ" và không thiếu những cô cậu học trò trốn học như tôi, dù ngồi trong rạp cả ngày cũng không bị ai đuổi.

Sau ngày 27-4-1975 trong thể chế mới rạp Thành Thái không còn chiếu phim thường trực nữa, những loại phim võ thuật Hồng Kông không còn được phép lưu hành, trình chiếu một thời gian rất dài, thay vào đó là những bộ phim của các nước xã hội chủ nghĩa hoặc là nơi công diễn của những đoàn nghệ thuật cải lương hay đại nhạc hội tổng hợp. Dù sao rạp hát Thành Thái đã một thời cho tôi món ăn tinh thần "khoái khẩu" mặc nhiên đáng nhớ và cũng là nơi chứa đựng những lỗi lầm (do tôi) nhiều buổi trốn học đáng quên. Nỗi niềm bất hiếu kính với cha mẹ và các thầy cô vẫn còn canh cánh bên lòng. Xin tất cả mọi người hãy tha thứ cho tôi những hành động thời non dại "mê chơi hơn mê học". Tôi nguyện suốt cả cuộc đời còn lại này sẽ không làm 1 điều gì tai tiếng xấu cho cha mẹ, thầy cô từng dạy dỗ mình nhất là cái nôi sinh ra nguồn tri thức cho tôi: TRƯỜNG TRUNG HỌC CHÂU VĂN TIẾP.

Trọng kính
Đoàn Minh Hùng
Cựu h/s CVT

Date:   Sun 10/5/2014 12:10 PM
Kính gởi BBT Trung học CVT
Chuyện 1001 đêm....

"Nhớ tới mùa thu năm xưa...." Bài hát Lá thư của Đoàn Chuẩn - Từ Linh hôm nay nghe Ca sỹ Lệ Thu trình bày sao mà não nuột, làm tâm hồn tôi miên man liên tưởng đến những kỷ niệm xa xưa vào những năm đầu thập niên 70 dưới mái trường CHÂU VĂN TIẾP.

À, thật rồi, quanh quẩn đâu đây tôi nghe như một cái gì đó trong trí nhớ cứ cuồn cuộn quay về. Những Thầy cô đáng kính, những bạn bè thân thương từng người một đã 4 thập niên xa cách lại hiện rõ mồn một như mới hôm qua. Không biết sao hôm nay tôi lại cá biệt nhớ da diết đến cô bạn gái rất gần gũi và "thâm tình" đến thế. Số là đầu năm học lớp 7 vào mùa thu của niên khóa 1974 - 1975 tôi có quen cô bạn gái cùng cấp lớp, cô học 7A1 hay 7A2 gì đó (khối Anh văn) tên LTĐ nhà ở Long Điền cùng học vào buổi chiều. Tôi thời gian ấy ít ở lại nhà của ông Cao văn Trung hơn và thường xuyên đi học bằng xe đạp mỗi ngày từ Đất Đỏ lên Bà Rịa, chiều về ngược lại. Nàng cũng thường xuyên đi xe đạp như tôi. Thú thật, nếu nhớ không lầm thì đó là mối tình đầu man mát tuổi học trò của tôi (có thể tình đơn phương). Mỗi ngày được song hành trò chuyện cùng nàng trên những quãng đường dài như thế tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc lẫn đê mê... Duyên Anh có viết một câu văn trong tác phẩm Điệu ru nước mắt "Có 1 sớm con chim xanh tình ái vào hồn tôi trong giây phút đăm chiêu, tôi chợt cảm thấy lòng mình đê mê, tê tái và từ đó bắt đầu yêu" Tuy cái tình yêu của tôi chỉ nhẹ nhàng thoang thoảng của cậu học trò mới lớn nhưng mà sao ông Duyên Anh lại diễn tả đúng quá vậy? Mỗi ngày chúng tôi đều có hẹn cho ngày hôm sau, nếu nàng đi xe đạp thì tôi đi xe đạp, nàng đi xe lam thì tôi cũng đi xe lam. Cái diễm phúc lâng lâng khó tả là những khi đi xe lam được ngồi sát bên nàng, tôi không dám ngồi ép sát quá đáng nhưng cũng vừa đủ để "37độ C" của nàng sưởi ấm tâm hồn và một phần da thịt của tôi, nhờ vậy lần đầu tiên tôi mới biết chín tầng mây ở chổ nào(?) Tâm trạng tôi lúc ấy thật giống như câu thơ của lớp đàn anh đã viết trong tập san CVT 1974:
Ngày xưa Lưu Nguyễn nhập Thiên thai
Mê mẩn đào tiên lạc lối về...

Điều quan trọng là nàng vừa bước lên xe tôi phải bước theo liền chứ để người khác chiếm chổ làm mất cơ hội ngồi sát bên nàng. Tôi ái ngại nhất là những hôm đội mưa đạp xe về, chúng tôi ai cũng ướt nhem, con trai chẵng sao, con gái mới đáng nói, vì mặc đồ trắng lại may bằng vải gì mà mỏng dính lại ướt nước nên nó cứ dính hít vào da thịt thêm bị ngược gió làm tôi phải giữ tế nhị không dám nhìn trực diện nhưng cũng thỉnh thoảng "len lén" thôi... Truyện Kiều có câu "......lồ lộ một tòa thiên nhiên" Phải giữ kẽ chứ, ai mà dám nhìn! Không hiểu sao con gái dậy thì sớm hơn con trai quá thế? Mới lớp 7 mà nàng "trổ mã" rất nhanh, nàng rất đẹp, da dẻ hồng hào, vòng 1,2,3 cứ nẩy nở đầy đặn mỗi ngày làm cho cánh con trai rất sợ đứng gần, con trai ở vào giai đoạn đó rất lép vế, nếu đứng gần thì sẽ giống như "2 chị em".

Vào mỗi tuần các cấp lớp đều có học môn vạn vật. Nàng không rành về ươm cây và những con vật đang học. Nàng nhờ tôi ươm cây đậu xanh để đem vào lớp cho Thầy cô chấm điểm. Tôi ươm được 2 cây cho vào bầu bằng túi ny long thật đẹp, tất nhiên tôi phải nhường cây đẹp nhất mà nàng thích. Có 1 lần vì yêu cầu bài học, mỗi học sinh phải bắt đem vào lớp con bọ cạp để chấm điểm, nàng cũng nhờ tôi, mấy hôm đó về nhà tôi phải lật hết đáy lu này đến đáy lu khác hy vọng bắt được 2 con, 1 con cho tôi, 1 con "dâng" nàng. Khổ nỗi chỉ bắt được đúng 1 con, chấp nhận hy sinh phần mình để lấy lòng nàng là việc cần làm, thôi thì tôi đành ca bài "L'amour c'est pour rien" mặc dù vết thương do bọ cạp chích còn sưng tấy và nhức nhối.

Tình bạn của tôi và nàng mỗi ngày phát triển tốt hơn. Riêng tôi luôn luôn giấu kín việc mình đi xa hơn tình bạn, rất sợ nàng biết lòng mình "tội lỗi" như thế (tâm lý của tuổi mới lớn là như vậy). Tôi cố gắng dò xét xem nàng có thể "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e" không? Một hôm tôi giả bộ mượn tập của nàng để về chép bài, hôm trả lại tôi có viết và gài nhiều mảnh giấy nhỏ bên trong quyển tập những lời tỏ tình bâng quơ, bóng gió như thế này:
Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
...
Đố ai cắt nghĩa được tình yêu?
Có nghĩa gì đâu 1 buổi chiều
Nó đến hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu
...
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ?
Nhớ ai? ai nhớ? bây giờ nhớ ai?

Thậm chí những câu dân gian tôi cũng viết vô đại loại như:
Thương em chẳng dám vô nhà
Đi ngang cửa ngõ hỏi gà có bán không.

Tôi viết rất nhiều nhưng chỉ còn nhớ chút ít chừng đó thôi. Hậu quả là vào giờ ra chơi nàng dắt theo 2 người bạn đến gặp tôi, mặt đỏ phừng phừng nàng lấy tay hất cái nón của tôi rớt cái độp xuống đất và nói "Hùng viết gì kỳ vậy" rồi không nói lời nào nữa mà lẳng lặng bỏ đi làm tôi cứ đứng như trời trồng hết sức ngại ngùng, xấu hổ. Trong tuần đó tôi cố tình lánh mặt nàng, trong tâm lý của tôi lúc ấy như một kẻ mất hồn và như một kẻ phạm tội tày đình. Điều tôi sợ nhất là nàng vĩnh viễn "nghỉ chơi" với mình. Tôi thật sự đau khổ tột cùng khi phải xa nàng
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn kia bổng dại khờ

May quá qua tuần thứ 2 nàng chủ động làm quen lại với tôi với những lời an ủi trong sáng của bạn học đồng môn. Chúng tôi lại thân thiết như xưa nhưng tình yêu của tôi vẫn lặng thầm, ngu ngơ...

Sau 1975 nàng đã âm thầm ra nước ngoài, không biết giờ này nàng có khỏe mạnh không? nàng đang ở Mỹ, ÚC, hay CANADA...? Trái tim của nàng vẫn là ẩn số đối với tôi, nhưng chắc chắn rằng nàng con cháu đã đầy đàn. Riêng tôi lúc nào cũng thương nhớ cung đường mỗi ngày đạp xe đi học cùng nàng qua những: Ngã 3 Thành Thái, hớt tóc Lập thành, làng giáo chức, quán Đồng quê, xóm Bào Vạn kiếp, cầu Thủ lựu, ngã 3 Long toàn, miếu ông Hổ, Long điền v.v... Nhất là mái trường thân yêu THCVT đã cho tôi những kỷ niệm đẹp nhất trong đời.

Kính chúc các Thầy cô luôn mạnh khỏe, các anh chị cựu h/s CVT luôn bình an, thành đạt.
Kính chúc BBT trang mạng THCVT mãi mãi trường tồn đem lại lợi ích tinh thần cho mọi người trong mái trường xưa.

TRỌNG KÍNH
Đoàn Minh Hùng
(Cựu h/s THCVT)

Date:   Fri 5/2/2014 11:43 AM
Kính gởi BBT Trung học CVT
Chuyện 1001 đêm....

........Và rồi việc gì đến sẽ đến. Ngày chia tay Thầy KHÁNG, cô NHIÊN với chúng tôi đã diễn ra tại nhà hàng Thùy Dương tọa lạc số 1 - đường số 1 - khu dân cư Trung Sơn - Huyện Bình Chánh - SAIGON vào ngày 13/4/2014.

Tuy buổi chia tay chỉ bằng một bữa tiệc nhỏ nhưng không kém phần trang trọng, ấm cúng. Nhà hàng Thùy Dương gần như nằm vào góc khuất của khu phố chạy dài theo bờ sông tuyệt đẹp có hàng cây dương liễu nghiêng mình soi bóng nhấp nhô xuôi theo dòng nước bềnh bồng, lững lờ trôi.......Thật thơ mộng và đầy thi vị. Địa điểm được chọn công đầu thuộc về anh Trần Thanh Tùng phối hợp cùng chị Bích Phượng (thân phụ chị Bích Phượng là cựu Trưởng Ty Canh Nông trước 1975). Vẫn 2 anh Triệu, anh Lý, chị Thanh Phương, chị Kim Cương, chị Thu Vân, lần này có thêm anh Hùng kiến trúc sư, chị Chiêm, chị Mỹ Chánh. Nhân vật chính không ai khác hơn vẫn là thầy KHÁNG, cô NHIÊN.

Thời khắc bồi hồi xúc động cùng những trạng thái buồn vui lẫn lộn mơ hồ len lén trong tâm tư cũng đã đến, vì chúng tôi cùng chung một linh cảm sẽ xa vắng Thầy, Cô một thời gian dài. Ai cũng tâm niệm rằng những người "muôn năm cũ" THCVT kẻ trời đông, người trời tây nói chung, chúng tôi cùng Thầy Cô nói riêng tuy xa mặt nhưng mãi mãi không cách lòng. Hy vọng thời gian tạm biệt chỉ ngăn ngắn thôi để rồi được đoàn tụ mau chóng hơn....Khi gõ bàn phím đến đây bổng dưng trong tôi thấm thía từng lời bản nhạc BÀI CA TẠM BIỆT của nhạc sỹ Nguyễn văn Hiên mà ngày xưa các h/s THCVT thường hát những khi sinh hoạt cùng nhau :
"Gặp nhau đây rồi chia tay, ngày dài như đã vụt qua trong phút giây.
Niềm hăng say còn chưa phai, đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy. Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.
Còn trong ta tình bao la, cuộc đời niên thiếu bừng lên bao ước mơ
Rồi suy tư lời đêm qua, dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về, dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về".

Thầy, Cô có tặng phẩm cho chúng tôi bằng 2 hộp chocolate thật to chính Thầy, Cô mang từ ĐAN MẠCH về. Chúng tôi đón nhận hết sức trân trọng. Sau khi tâm sự gần hết những điều muốn nói, các anh chị bắt đầu chuyển qua chương trình "hát với nhau". Ô hay ! Các anh chị đã hoàn toàn làm chủ và làm bùng nổ không khí sân khấu của nhà hàng. Các bài hát xưa tuôn trào lai láng. Anh Triệu, anh Tùng, anh Lý, chị Thu Vân, chị Thanh Phương luân phiên chuyền micro cho nhau, nào đơn ca, nào song ca với bản lĩnh gần như chuyên nghiệp làm ngỡ ngàng tất cả các thực khách hôm ấy. Có lẽ không ai quên được những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt tuyệt đẹp của chị Thanh Phương sau khi hát bài NGÀY XƯA HOÀNG THỊ tặng Thầy Cô. Chị đã khóc! không phải chỉ riêng chị mà tất cả chúng tôi cũng thổn thức thật sự khi hồi tưởng về những ngày xưa thân ái đối với Thầy Cô và ngôi trường thân yêu CVT qua dư âm của bài hát ấy. Thầy Cô xúc động nhất, nhìn nét mặt thánh thiện của Thầy Cô liên tục ẩn hiện những xúc cảm tột cùng như tương thông được "tiếng lòng" với các học trò thân yêu......Ôi ! Buổi trùng phùng như thế này những tưởng cả cuộc đời còn lại sẽ không bao giờ lập lại lần nữa khi chúng ta đang cố gắng ngụp lặn, chới với giữa biển đời mênh mông đầy khó khăn, bất trắc hiện tại. Dầu thế nào chăng nữa tôi vẫn luôn hy vọng tất cả chúng ta những cựu h/s CVT cố với lấy những phần kỷ niệm còn sót lại trong ký ức và gìn giữ, trân trọng như báu vật. Hy vọng trái đất tròn và ngày càng bị thu hẹp bởi những tình cảm chân thật đồng môn đối đãi với nhau thì những buổi họp mặt tuyệt vời như thế này tương lai sẽ còn nhiều cơ hội tiếp diễn như ngôi sao Mai bao ngày không mờ.

Thật thiếu sót khi không mô tả về một nhân vật rất dễ thương và "máu lửa" của ngày hôm ấy. Đó là chị Thu Vân, trong khi chị Kim Cương rất nhiệt tình trong việc chụp hình lưu niệm thì chị ấy đã kịp trang phục một "bộ cánh" vô cùng phù hợp với thể hình của mình và chuẩn bị khiêu vũ với những vũ điệu "lả lướt".....Tất cả những thực khách trong nhà hàng đều ngưng đũa, muỗng trố mắt ngạc nhiên lẫn say sưa dõi theo từng bước nhảy tới, lui hoặc quay vòng điêu luyện của chị, có thể ruồi muỗi cũng "ngừng bay".....Anh Lý là người nhảy cặp với chị thật hoàn hảo. Nếu là một cuộc thi và tôi là giám khảo thì tôi sẽ trao vương miện cho chị với biệt danh BƯỚC CHÂN HOÀN VŨ vì những bước nhảy của chị giống như đôi chân của loài thiên nga quý phái tung tăn bên bờ hồ vào thời kỳ tột đỉnh hạnh phúc trong tình yêu rực lửa, dâng trào với bạn tình....

Cảnh quan hôm ấy rất tuyệt vời, trời, trăng, mây, nước.v.v... như cùng đồng lõa tôn vinh tình cảm tốt đẹp của mọi người
"Một phiến lênh đênh trôi mặt nước
Nửa vừng lửng đửng dán trên mây"

Chị Hằng bên thềm cung Nguyệt như vừa tô điểm vừa mĩm cười chung vui cùng chúng tôi. Không biết ngày xưa các anh chị đối với Thầy Cô như thế nào nhưng giờ đây các anh chị rất "ngoan", dễ thương gần như tuyệt đối. Nhìn các anh chị rất tôn kính, lễ phép, thân thương với Thầy Cô như đối với hai đấng sinh thành của mình làm cho tôi càng thêm xúc động xem như 1 bài học nhân bản, 1 bài học về Đạo làm người hết sức chân thiện, toàn mỹ. Cho phép tôi hơi cách điệu 1 chút : Gương hạnh này có thể cho nhân loại trên trái đất soi chung, kể cả...."người ngoài hành tinh".

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy KHÁNG, Cô NHIÊN cùng các anh chị "đại ca, đại tỷ" đã không quên và đã tạo cơ hội cho người em út thuộc thế hệ đi sau này được tham gia những buổi họp mặt quý hiếm như vừa rồi. "Người em út" cũng không quên kính chúc toàn thể các THẦY CÔ, các anh chị cựu h/s THCVT luôn an khang, luôn thành công trong cuộc sống.

TRỌNG KÍNH
Cựu h/s THCVT
ĐOÀN MINH HÙNG
(Trong các bài viết tôi thường dùng cụm từ "muôn năm cũ" đó là tôi đã tạm "ăn mày" lời của THẦY TRẦN ĐÌNH LƯƠNG vì cụm từ này rất hay)

Date:   Mon 3/17/2014 10:18 AM Kính gởi BBT Trung học CVT
Chuyện 1001 đêm .....

Thông thường mùa xuân là mùa cây lá đua nhau đơm bông rực rỡ, từng đàn bướm xinh vây quanh sau những đêm dài vùi mình trong giấc ngủ đông, bầu trời chim én bay lượn đùa giỡn vang lên khắp nơi những tiếng kêu chiu chít v.v....Làm cho tâm hồn con người trên thế gian cùng hòa quyện mình vào cảnh vật thiên nhiên thêm phần vui tươi, yêu đời, gắng gượng quên đi những nhọc nhằn, khổ khó của cuộc sống năm cũ vừa qua......

Quy luật tạo hóa cứ xoay vần theo thời gian, thu qua, đông tàn, vui buồn, buồn vui, tan hợp ,hợp tan v.v. như những bức tranh vân cẩu trong mỗi buổi hoàng hôn tận cuối trời. Nhưng đối với riêng tôi còn có một cái gì đó rất thiêng liêng, cao thượng, thoát tục và vĩnh cữu. Ngoài tình thân quyến, cái gì đó mà tôi vừa nêu, đó là tình yêu trường cũ, tình yêu Thầy Cô, tình đồng môn làm cho tôi cứ thao thức mãi và xem như bất diệt .

Kính thưa tất cả những người "muôn năm cũ" CVT. tôi xin trân trọng thông báo: Cách đây ít hôm thầy KHÁNG, cô NHIÊN từ ĐAN MẠCH đã về đến SAIGON thăm quê hương sau nhiều ngày xa cách. Thật đáng trân quý cái tình của thầy KHÁNG, cô NHIÊN biết bao! Khi vừa đặt chân lên mảnh đất VIỆT NAM thân yêu, thầy cô đã báo tin cho các anh chị cựu h/s CVT hiện còn giữ mối liên lạc và ngỏ lời mời tham dự tiệc buffet họp mặt do thầy cô đài thọ vào buổi tối ngày 15-3-2014 tại số 1b LÝ THÁI TỔ - SAIGON. Tôi được diễm phúc tham gia nhờ anh Trần Thanh Tùng cựu h/s CVT niên khóa 1971-1977 phone tin cho biết. Buổi họp mặt gồm 21 vị, THẦY CÔ là nhân vật tâm điểm quan trọng nhất, kế đến có 2 anh TRIỆU cùng họ tên cùng chữ lót nhưng chênh lệch nhau 2 tuổi, anh THANH TÙNG, anh PHÁT thứ nam của cô giáo MY, chị KIM CƯƠNG trưởng nữ bác cảnh sát Y, "cặp đôi hoàn hảo" vợ chồng chị HOÀNG THỊ THANH PHƯƠNG, 1 chị ngày xưa gia đình có cây xăng gần sát bên rạp hát THÀNH THÁI và 1 số các anh chị mà tôi không tài nào nhớ hết tên (xin lỗi). Riêng tôi là người nhỏ tuổi nhất và cũng thuộc lớp đàn em út nhất. Điều cần thiết nhất tôi xin thông báo với các anh chị về sức khỏe của thầy cô. Cô NHIÊN vẫn ánh mắt thân thương, trìu mến như ngày nào mặc dù các học trò "quậy" khi xưa thường bạc bẽo gán cho cô là rất "dữ", cô ân cần hỏi han, bày tỏ tình cảm làm tuyến lệ của tất cả chúng tôi chực chờ rưng rưng... Cô rất ốm, tóc "muối nhiều hơn tiêu", cô không còn trẻ nữa vì tuổi tác đã trĩu nặng trên đôi vai gầy... Thầy KHÁNG tướng mạo vẫn còn phương phi, có phần "đẹp lão" hơn cô NHIÊN, điềm đạm lẫn vui tính, tóc thầy như "sương trắng miền quê Ngoại". Nhìn chung sức khỏe của thầy cô như chẳng hề gì... Email của Thầy Nguyễn tích Kháng: tichkhang@jubii.dk

Không gian thông thoáng ngoài trời giữa thảm cỏ xanh và cây cảnh, chúng tôi chăm chú lắng nghe thầy cô thăm hỏi, kể chuyện, nhất là những kỷ niệm vui buồn của trường xưa trước 1975. Thỉnh thoảng anh TRIỆU chen vào vài câu chuyện tiếu lâm làm cho thầy cô cùng chúng tôi cười phá lên như có ai đó "chọc cù lét". Càng về khuya không khí đại gia đình chúng tôi càng thêm xích lại gần nhau hơn, đầm ấm hơn... Ban nhạc nhẹ ngoài trời vẫn chơi hết sức êm dịu với đàn thùng như một sự ngẫu nhiên đưa tâm hồn của mọi người hoài niệm xa thẳm bằng những cung bậc trầm bổng của các bài hát thập niên 50-60-70 như: besame muso, aline, love story, apres toi, back to sorriento, le beau danube bleu v.v... giống như ban nhạc Shotguns trình diễn ở phòng trà Maxims khi xưa, nay tình cờ trang sức thêm tình cảm của thầy cô và chúng tôi thắm thiết hơn...

Trong tâm trí của mọi người, ai cũng mong thời gian hãy ngừng trôi để chúng tôi bên nhau mãi mãi nhưng bóng câu vẫn thoăn thoắt vụt qua và kim đồng hồ vẫn quay đều một cách phũ phàng... Thôi thì đành chịu vậy! chúng tôi không hẹn nhưng có lẽ cùng đều hướng tâm cầu chúc thầy KHÁNG, cô NHIÊN luôn an khang, trí tuệ minh mẫn, sống lâu trăm tuổi để có thêm nhiều cơ hội họp mặt như ngày hôm nay với chúng tôi nói riêng và với chúng ta các cựu h/s CVT nói chung.

Riêng tôi luôn cầu mong các đàn anh, đàn chị, kể cả các bạn niên khóa đàn em út như tôi luôn giữ gìn những tình cảm chân thật bạn đồng môn, thương yêu giúp đở lẫn nhau khi có thể, hoặc luôn trân quý nhau dù chỉ bằng ý nghĩ cũng đủ tốt đẹp lắm rồi... Chúng ta chỉ còn tối đa trên dưới 20 năm nữa thì TRUNG HỌC CHÂU VĂN TIẾP sẽ đi vào huyền thoại, hậu duệ của chúng ta sẽ nhắc đến như một chuyện cổ tích, vì thế hệ đàn em út như tôi giờ tuổi cũng đã ngũ tuần... Xin nghiêng mình cảm ơn sự thông hiểu của các anh chị đồng môn đối với tấm lòng tha thiết bởi những lời tâm huyết tận cùng của tôi vừa nêu.

TRỌNG KÍNH
Cựu h/s CVT
ĐOÀN MINH HÙNG

Date:   Thu 2/20/2014 10:19 AM Kính gởi BBT website TH CHÂU VĂN TIẾP

Khi tôi ngồi vào bàn phím định viết tiếp chuyện 1001 đêm ..., đột nhiên thấy trên facebook của anh PHẠM HUỲNH cựu h/s của bổn Trường báo tin cựu GS TH CVT BÙI VĂN BÊ đã cưỡi hạc quy tiên hơn ba tháng nay. Buồn và xúc động quá tôi liền “xoay trục, chuyển hướng” gõ ít hàng hoài niệm về THẦY.

Gs BÊ là một trong những vị thầy đáng kính. Suốt cuộc đời ÔNG đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và tương lai tươi sáng thế hệ trẻ CVT. Dân gian VN ta có câu :
Thức đêm mới biết đêm dài
Nuôi con mới biết ơn rày mẹ cha
Khác với ngày trước thường sống hờ hững, chỉ 4 năm trở lại đây thôi tôi mới chiêu cảm được cái tình, cái công ơn của thầy cô nặng quằng sánh ngang công ơn cha mẹ kể từ khi tôi thành lập cơ sở nuôi trẻ mồ côi cùng lớp học tình thương xóa mù chữ cho trẻ em không có điều kiện đến trường và phụ đạo văn hóa miễn phí cho các h/s nghèo. Hôm nay, tuy được nổi tiếng trên diện rộng phạm vi cả nước, một “amateur teacher” nhưng tôi vẫn luôn tự nhận mình chỉ là cậu học trò nhỏ ngày nào và luôn tự nguyện nép mình vào những cây “đại thụ” của thầy cô THCVT....

Thầy BÊ cá tính nghiêm khắc nhưng rất vui nhộn (cảm nhận riêng tôi ). Chúng tôi thường mong mỏi mau đến giờ dạy của thầy, chúng tôi rất “ghiền” với những câu nói “têu tếu” gây cười để cho giờ học sôi động dễ tiếp thu bài của thầy nhưng thầy lại “cấm cười” làm trong suốt giờ học chúng tôi cứ dồn nén trong bụng, đứa này nhìn đứa kia cố nín để khi giờ ra chơi “xì hơi” cười cho “đã ".......Nhưng đừng thấy thầy dễ gần gũi, vui tính như vậy mà không chăm chỉ học hành hoặc vô kỷ luật, hãy coi chừng đôi giày bóng loáng cứng như thép của thầy và đôi ống chân của mình.....?. Tuy vậy, chúng tôi vẫn” mê tít “cái kỷ luật như trong quân đội của thầy, nhờ thế mà những học trò ngỗ ngáo như tôi cuối năm kết quả học tập được tốt hơn.

Vào khoảng năm 1976 - 1977 sau biến cố 1975, trong thể chế mới, vì chưa đào tạo kịp nhân lực của ngành sư phạm, thầy BÊ cùng với thầy NGUYỄN KHOA ĐIỀM, thầy NGUYỄN VĂN TIẾN được tăng cường về dạy trường cấp 2 - 3 VTS tại ĐẤT ĐỎ một thời gian. Kể từ đó vì gia cảnh kinh tế khó khăn phải tha phương cầu thực tôi không có dịp gặp lại các thầy nữa..... Khi viết đến đây, không biết có một xúc cảm nào đó chưa định hình được cứ mãi dâng trào, dâng trào, có thể là một sự bộc khởi của quá khứ bấy lâu ẩn tàng trong tiềm thức, cũng có thể đây là tần số cách cảm mạnh mẽ nơi thế giới tốt đẹp xa xăm nào đó mà thầy BÊ đang an ngự vọng lại.....Thời gian là liều thuốc quái ác tàn phá trí nhớ con người, nó tỷ lệ thuận với sự chất chồng của tuổi tác theo năm tháng làm nhạt nhòa những ký ức mà ta cố níu kéo, gìn giữ. Kỷ niệm của thầy BÊ rất nhiều nhưng sự hoài niệm về thầy chỉ còn sót lại chừng ấy mà thôi, không tài nào nhớ hết nổi.

Dù đường đời muôn vạn lối, nhưng tôi vẫn lạc quan rằng các cựu h/s CVT có tâm huyết đã và đang luôn gìn giữ truyền thống, thuần phong mỹ tục” uống nước nhớ nguồn - tôn sư trọng đạo “rất tốt đẹp của dân tộc VN ở khắp nơi trên thế giới.
Đạo thầy trò khắc cốt với ghi xương
Nghĩa đồng môn chặc giữ chữ miên trường

Đời người vô thường, không ai sống lâu đến 800 tuổi như ông BÀNH TỔ thời xưa (?). Thôi thì chúng ta hãy nén đau thương, nhín ít thời gian, vài phút cùng mật niệm , nguyện cầu ƠN TRÊN hộ độ cho hương linh thầy BÊ siêu thoát, an trú vào nơi an lành nhất để quên đi những khổ hải, trầm luân của kiếp người ! Tuy không còn hiện diện trên cõi đời nhưng đối với riêng tôi, hình ảnh đáng kính của thầy BÊ luôn sống mãi trong lòng các cựu h/s THCVT

THÀNH KÍNH
Cựu h/s THCVT
ĐOÀN MINH HÙNG


Date:   Mon 2/17/2014 8:14 PM
KÍNH GỞI BBT TRUNG HỌC CVT
Chuyện kể 1001 đêm CVT tiếp tục ........

Thuở xưa, cách nay 4 thập niên khi còn học CVT, những ngày nghỉ trong tuần, tôi cùng các bạn đồng học thường rủ nhau đi câu cá ở khắp bờ sông gần khu vực cầu CỎ MAY.

Nhân vật chính " thợ câu" không phải tôi mà là thằng NGUYỄN TRỌNG TRÍ (bạn thân nên gọi "thằng" gẫm không mất lịch sự cho lắm). Trí là con của 1 cô giáo dạy học tại Thị xã BÀ RỊA nhà gần BS PHONG. Sở dĩ tôi không quên đươc tên nó là vì thuở ấy tôi rất mê thơ của HÀN MẶC TỬ. Đã hẹn hôm trước, sáng đến chúng tôi tụ họp, mỗi đứa 1 cần câu, 1 lon "mồi" đèo nhau trên xe đạp thẳng tiến... Sau khi vòng vo, cuối cùng cũng chon được điểm tốt, chúng tôi dấu "xế" vào nơi an toàn, kín đáo, uống vài ba ngụm nước, bắt đầu móc mồi thả câu. Không phải chúng tôi đi "câu thời, câu vận" như ông LÃ VỌNG bên bờ sông VỊ mà đi câu với niềm say sưa, thích thú riêng khi nhìn thấy những con cá xấu số, tham ăn cắn mồi giựt giựt... và sung sướng reo hò khi cá mắc câu bị giở hỏng lên khỏi mặt nước giãy giụa, đau đớn trong tuyệt vọng giữa bạt ngàn cây mắm, cây đước bị thủy triều dâng ngập hơn nửa thân.

Đối tượng câu của chúng tôi là những chú cá bống nhỏ vì ở khúc sông này các chú sinh sôi nảy nở rất nhiều. Thằng TRÍ đúng là tay "sát cá" thượng thặng, trong khi bọn tôi loay hoay trong 1 tiếng đồng hồ chỉ câu được vài ba con lẻ tẻ thì nó đã được 1 vợt kha khá (khoảng 30-40 con). Trước khi đi chúng tôi có thầm nhủ với nhau: "nếu không được con nào chắc có lẽ chiều ghé chợ MỚI lén mua 1 xâu cá đối mang về cho nó hách và không mắc cở với mọi người"

À, tôi xin nói rõ về cách câu cá bống không giống như những khi câu cá rô, cá sặt ở các ao rau muống phía sau khách sạn HẢI THIÊN hoặc ở xóm CÁT đâu nhé. Câu cá bống trên dây câu không cần phao mà phải đúng kỷ thuật đặc trưng của nó, ai đã từng kinh qua sẽ biết. Kỹ thuật như thế này: Móc mồi vào lưỡi câu xong, thả xuống cho sâu, kéo nhè nhẹ lên xuống nhịp nhàng liên tục và đi tới tới đều bước miễn sao cho lưỡi câu không lên khỏi mặt nước cho đến khi cảm giác đầu cần câu bị trì xuống nặng nặng thì ta mới giựt lên có thể đã dính được cá, còn nhịp hoài mà không có cảm giác ấy thì hãy thỉnh thoảng giở lên xem chừng đã bị mất mồi...

Có 1 lần, khi đi câu chúng tôi được dịp "hôi cá" vào đúng lúc người ta xổ đùng (Đùng là nơi người ta be bờ, ngăn đập trên khúc sông lợi dụng thủy triều lên xuống của vùng nước lợ, người chủ nơi đây đặt những dụng cụ mà các loài thủy tộc vào đươc nhưng ra không được, lâu lâu xổ ra bắt cá 1 lần). Khi đùng đã cạn nước chỉ còn những dòng chảy nhỏ, cá lớn, cá bé và những sinh vật khác đổ dồn về những dòng chảy nhỏ đó, chủ đùng và nhân công phấn khởi đón bắt chúng bằng những chiếc thùng to hoặc bằng những chiếc vợt v.v...Chúng tôi là những tay hôi cá nên không được đi đằng trước và chỉ được bắt những con mà người chủ không thấy còn sót lại (cho phép) đằng sau.

Cả buổi chiều hôm ấy chúng tôi rất vui mặc dầu rất đuối khi phải chụp tới, chụp lui, trườn tới, trườn lui mà sình thì ngập có chổ khỏi lưng quần, mệt ứ hơi. Có 1 điều, những ai đi hôi cá như chúng tôi hãy nên cẩn thận với chiếc "tà lỏn" của mình khi leo xuống "bơi" giữa bùn lầy như thế, lưng quần phải thật chặt, muốn an toàn phải cột thêm "kẽm" nhé, nếu không thì đến lúc lên bờ sẽ không còn cái gì để che thân... có thể còn "tệ hơn vợ thằng Đậu" đấy!

Không hiểu sao thời đại ấy người dân THỊ XÃ BÀ RỊA lại sang thế! Khi đem "chiến lợi phẩm" hôi được là 1 thùng cá sòng con nào con nấy to bằng ba ngón tay, tươi rói, tách mang ra đỏ au, vậy mà nhà thằng TRÍ chê không ăn, chúng tôi đem nài ép bán rẻ cho hàng xóm chung quanh cũng không ai thèm mua, người ta chê cá sòng có vi nhọn, cứng, 2 bên thân có hàng vảy cứng và thịt không ngọt béo bằng cá bông lau, cá chét, cá dứa v.v... Thất vọng quá lớn, chúng tôi đành thui thủi đem cho 1 nhà bên cạnh chuyên nuôi heo...! Dù sao chúng tôi cũng không buồn lắm vì những cuộc vui như thế này ít nhiều gì cũng làm tăng thêm kiến thức, hiểu biết những loài sinh vật sông, biển áp dụng vào môn học van vật mà cô VÂN đang dạy chúng tôi.

Đây là một trong những kỷ niệm rất đẹp thời áo trắng, quần xanh với các bạn đồng môn CVT. Tôi cũng không quên cảm ơn Đất-Trời BÀ RỊA cùng những dòng sông ngày xưa đã cho tôi và các bạn những điều lý thú, kỳ diệu không thể nào quên...

THÂN KÍNH
Cựu h/s THCVT
ĐOÀN MINH HÙNG


Date:   Sat 1/25/2014 9:10 AM

KÍNH GỞI BAN BIÊN TẬP VÀ CÁC ANH CHỊ CỰU H/S THCVT KÍNH MẾN
Tôi xin hân hoan thông báo cùng các anh chị một tin mừng khôn xiết. Cách nay 2 tháng, nhờ trang mạng CVT này, tôi đã liên lạc được bằng email với giáo sư TRẦN ĐÌNH LƯƠNG hiện định cư tại nước ÚC. Vị GS đáng kính của chúng ta hiện nay vẫn khỏe mạnh, minh mẫn và giàu sức sống. Thầy có mail cho tôi 1 tấm hình mới nhất chụp chung với các học trò cũ trên bàn tiệc vui, nếu là người lạ tôi đoan chắc 100% không ai phân biệt được ai là thầy ai là trò vì thầy vẫn rất trẻ trung, phong độ, thông thái lạ lùng. Đây là một niềm vui chung cho chúng ta phải không các anh chị? Hơn nữa, lời lẽ, văn phong của những bài mail mà THẦY gởi cho tôi rất truyền cảm, súc tích, rất xứng đáng là một người THẦY muôn thuở, rất xứng đáng là người THẦY "muôn năm cũ" của THCVT.

Điều đặc biệt, nhân dịp có 1 người học trò xưa của THẦY về thăm quê hương sau bao ngày xa cách, chính THẦY đã khuyến khích vị này ghé thăm hỏi và tham quan cơ sở từ thiện của tôi để hảo tâm giúp đở ít, nhiều ...

Đây là hình ảnh người THẦY hết sức nhân bản của các bài học ngày xưa...
Tôi trân trọng gởi ít hàng vui chung
TRỌNG KÍNH
Cựu h/s THCVT
ĐOÀN MINH HÙNG


Date:  Sat 3/8/2014 6:57 AM
Name:  LQ Thể
Email:  thequayle@yahoo.com
Number:  52
Tôi muốn tìm bà Nguyễn Ánh Nguyệt học đệ nhất CVT năm 1965, email Nguyet1001@hotmail.com, nhưng không liên lạc được. Ai biết tin tức gì thêm xin chỉ dùm.
Rất cám ơn.


Date:  Sat 1/18/2014 6:53 AM
Name:  HUNG PHAM
Email:  hvph2011a@hotmail.com
Number:  51
Hung Pham Seattle WA. Hoc sinh Chau van Tiep De Nhat 1965. Tim ban Nguyen huu Nhan (John Nguyen) va em la Nguyen Huu Ai( Andrew Nguyen) CSV Dai Hoc Van Hanh SG VN truoc 75 . Xin lien lac: 253-236-4195(home) hay 253-205-1225(cell).
Cam on nhieu.


Date:  Sun 12/22/2013 8:57 PM
Name:  Đoàn Minh Hùng
Email:  lophoctinhthuonghoahao@gmail.com
Number:  50
Kính chào BBT website CVT
Nhân dịp GIÁNG SINH 2013 và TẾT TÂY 2014. Chủ nhiệm lớp học tình thương HÒA HẢO: ĐOÀN MINH HÙNG cựu h/s THCVT xin cầu chúc toàn thể các THẦY CÔ, các anh chị trong BBT, cùng các anh chị cựu h/s THCVT vui vẻ, yêu đời, tăng thêm sức sống
ĐOÀN MINH HÙNG cũng không quên cầu nguyện ƠN TRÊN, ĐỨC CHÚA TRỜI phù hộ cho tất cả mọi người VN xa xứ trên khắp THẾ GIỚI luôn được an lành, thịnh vượng. (vì cuối năm bận rộn với việc từ thiện cho trẻ mồ côi, trẻ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên chưa viết tiếp chuyện 1001 đêm THCVT mong mọi người thông cảm)
Cựu h/s THCVT
ĐOÀN MINH HÙNG

Date:   Wed 11/27/2013 11:03 AM

Chuyện kể 1001 đêm tiếp tục....
Những ai đã từng học qua chương trình Việt văn lớp 6-7 vào thời điểm 1973 - 1975 tại THCVT đều không bao giờ quên (hoặc ít hoặc nhiều) những bài thơ, những bài văn xuôi mang đậm tính nhân văn, nhân bản và vị nhân sinh vô cùng. Tôi luôn thầm cảm ơn những người đã biên soạn ra sách Quốc văn thời ấy, vì nó là bước đầu hình thành tình cảm và nhân cách của tôi kể từ đó, nó tác động rất lớn lúc nào cũng làm cho tôi hướng đến mục tiêu: chân, thiện, mỹ ....

Các Thầy, Cô lúc đó (theo cảm nhận) luôn làm đúng chức năng, luôn vì thế hệ nối tiếp tương lai, sống và giảng dạy hết mình với học trò thân yêu của mình. Thật đáng kính! thật đáng kính! Tôi thầm nghĩ: Nếu có kiếp sau, tôi nguyện vẫn tiếp tục là cậu học trò bé nhỏ của các Thầy, Cô THCVT như cô Vân, thầy Nam, thầy Bê, thầy Tiến, thầy Điềm v.v... Các thầy, cô đã "thổi" vào tâm hồn chúng tôi (nói chung) tất cả những kiến thức tâm huyết rất hay và rất đẹp.
Những bài trong môn Việt văn vừa xa xưa vừa cận đại của nhóm TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (Khái Hưng, Nhất Linh, Thanh Tịnh, Thạch Lam .v.v...) của Nguyễn Nhược Pháp, của Nguyễn Trãi, của Bà Huyện Thanh Quan ...

Tôi còn nhớ rất rõ những bài văn vần mang nặng "hồn quê" khó quên như:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em lượm thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà

Hoặc :
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
ƯỚC gì anh lấy được nàng
Thì anh mua gạch Bát Tràng về xây
(còn rất nhiều bài văn vần rất hay không tiện kể ra thêm)

Văn xuôi thì có:
Tôi đi học, giàn bầu nậm, dế mèn phiêu lưu ký .v.v....
Phần tham khảo thêm có truyện: Thằng người gỗ của CARLO COLLODI
Còn rất nhiều không kể sao cho hết, thời gian 4 thập kỷ trôi qua tôi cũng quên đi không ít. Nhưng có một điều tôi vô cùng ân hận, ray rứt cho đến tận bây giờ không bao giờ quên được. Số là hồi đó tôi học không khá lắm, điểm trung bình các môn học cả năm khoảng 14-15 mà thôi (thời đó nếu thuộc bài hoặc làm bài đúng hết được đạt điểm tối đa 20đ, ngược lại thì bị 2 con zê-rô (00) to tướng). Thay vì nghe lời thầy cô khuyên nên tìm những cuốn sách mang tính văn học để trau giồi, nâng cao trình độ văn chương cho mình thì tôi làm ngược lại, tôi không tìm những sách thầy cô dặn mà chỉ mê xem những truyện Tàu như: phong thần, tây du ký... những truyện của Duyên Anh như: Điệu ru nước mắt, Trần thị Diễm Châu, vết thù trên lưng ngựa hoang ... thậm chí còn đọc gần hết pho truyện trinh thám của Người thứ tám (Bùi anh Tuấn) nói về điệp viên Z28 đại tá Tống văn Bình v.v... Hậu quả quá mê truyện đọc ấy mà trong một buổi học toán với thầy BÉ (Thầy thường đi xe honda 72, nhà ở Long Điền) bị Thầy cho 2 con zê-rô vì không thuộc bài, làm suốt năm học mặc dù cố gắng "đổ mồ hôi hột" cũng không vớt nổi điểm trung bình môn toán lên hạng khá được. Không nghe lời Thầy, Cô đồng nghĩa bất hiếu với Cha Mẹ đó là điều dày dò trong tâm khảm đối với tôi bấy lâu nay, mặc dù trong số các Thầy, Cô đã dạy tôi thời đó có người đã quên mất, có người còn nhớ rất ít về tôi. Tuy còn nhớ hay đã quên nhưng tôi không quên cầu xin các THẦY, CÔ đã từng dạy dỗ tôi ở THCVT hãy hoan hỉ tha thứ cho cậu học trò bé nhỏ của ngày xưa này. Dù ở phương trời nào, dù hoàn cảnh có đổi thay .v.v... nhưng tấm lòng TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO mà các Thầy, Cô truyền đạt sẽ không thay đổi, lúc nào tâm tư cậu học trò bé nhỏ của ngày xưa nầy cũng kính trọng và luôn nghĩ các Thầy,Cô THCVT là THẦN TƯỢNG VĨNH CỮU
TRÂN TRỌNG CHÀO TẠM BIỆT CÁC THẦY CÔ, BAN BIÊN TẬP, CÙNG CÁC ANH CHỊ CỰU H/S THCVT (sẽ còn những chuyện tiếp tục kể)

CỰU H/S THCVT (73-75 lớp 6p5 - 7p5)
ĐOÀN MINH HÙNG


Date:  Thu 11/28/2013 7:51 AM
Name:  Tran Van An,PhD,Grand PhD
Email:  atranvax@yahoo.com
Number:  49
Tim Co, Le thi Bich Ngoc, truoc day Chau van Tiep, DAY TOAN nay o dau va the nao? co khoe khong, lien he voi Tran Van An qua dia chi E-mail: atranvax@yahoo.com truoc co gap co o duong Binh Thoi, quan 11 neu ai biet, cho thong tin, rat cam on
Tran Van An, NASA, PhD, Grand PhD


Date:  Mon 11/11/2013 8:09 AM
Name:  Đoàn Minh Hùng
Email:  lophoctinhthuonghoahao@gmail.com
Number:  48
KÍNH GỞI BAN BIÊN TẬP

Chuyện kể 1001 đêm tiếp tục....
Trước 1975 sát bên chợ mới của xứ BÀ RỊA, ngay ngã 3 xa lộ đi CẤP bổng một hôm nọ rất đẹp trời, người ta làm lễ khánh thành 1 công viên tưởng niệm các binh sĩ HOÀNG GIA ÚC tử trận tại tỉnh PHƯỚC TUY khi tham chiến ở VN.

Thưở ấy cái khái niệm về chiến tranh hay hòa bình hình thành trong tôi chưa thật sự đầy đủ, vì độ tuổi thiếu niên, cảm xúc còn vô tư nên đứng trước ĐÀI TƯỞNG NIỆM tôi chỉ thấy bùi ngùi cho 1 kiếp người... Nhưng các người trẻ như chúng tôi có 1 niềm hân hoan khác: Được thêm sân chơi vào những buổi chiều tà

Thật vậy , vào mỗi buổi chiều chủ nhật hay những ngày nghỉ lễ các vị ANH HÙNG DÂN TỘC, tôi thường rủ các bạn học cũ của trường PHƯỚC LỄ và các bạn mới trung học CHÂU VĂN TIẾP ra đây chơi hóng mát khi ông mặt trời chếch hẳn về hướng tây (không hiểu sao người ta không trồng thêm các loại cây cho có bóng mát). chúng tôi thích ngồi đó nói chuyện mông lung, đứa nào muốn nói chuyện gì cứ nói, có đứa nói chuyện rất hấp dẫn, có đứa mở miệng ra là vô duyên...tệ . Thường thường chúng tôi hay chơi trò đoán số xe, khi thấy những chiếc xe 4 bánh vừa lố dạng từ hướng CẤP đổ lại, người bị đố phải đoán thật nhanh là xe mang biển số mấy hoặc biển số có mấy nút. Thỉnh thoảng có đứa nhặt vài viên đá cuội dang tay ném vào khoảng không vô định. Các anh chị lớp lớn của CHÂU VĂN TIẾP cũng thường xuyên ra đây tâm tình. Các anh chị đi từng cặp, từng đôi và tự chọn chổ thích hợp cho riêng mình... Đôi lúc tôi thấy (nhất là các chị) kín đáo liếc mắt nhìn ra phía sau xem bọn trẻ (chúng tôi) có "theo dõi" gì không. Thường khi ánh mắt của chúng tôi chạm vào ánh mắt các chị làm cho các chị coi bộ rất ngại ngùng, mắc cở. Riêng chúng tôi cũng bị thu hút "chuyện của người lớn" nên thường liếc tới, liếc lui... không biết có phải do bản tánh thích tò mò của tuổi thiếu niên hay do muốn "học hỏi" vậy kìa?

Tất cả bạn bè đó giờ tuổi đời đã ngũ tuần, thỉnh thoảng có gặp lại vài đứa, theo tôi được biết có 1 số theo cha mẹ di tản ra nước ngoài lúc biến cố 30-4-1975, có đứa sau này vượt biên, có đứa đã đi vào cõi thiên thu, có đứa lang bạt tha phương cầu thực v.v. Tôi chỉ còn nhớ tên 1 số bạn như: LUÂN, THIỀN, QUỐC, SĨ, ÁNH nhà phía sau ĐÌNH PHƯỚC LỄ và TH SĨ TÃI, thằng BÁ SƠN sứt môi, thằng CHƯƠNG, TRÌNH VĂN Y, LÊ KỲ ,ĐỨC ngã 3 THÀNH THÁI, thằng QUÂN nhà có xe lamretta, ở xóm lưới có thằng ĐIỆP, THẠCH, RẠNG, THỤY, thằng N V THANH hiện là bác sĩ thạc sĩ phó GĐ BỆNH VIỆN BÀ RỊA, ở LONG ĐIỀN có LỢI tự 9 MỦ, NHÀN tự THỂ đá banh v.v. không nhớ hết nổi.....

Tất cả từ lâu chôn vùi trong ký ức... hôm nay bổng nhiên sống lại tựa hồ như mới hôm qua nhờ trang website quý giá này. Xin nghiêng mình cảm ơn BBT. Tôi cũng không quên tri ân CÔNG VIÊN ĐÀI TƯỞNG NIỆM đã đem lại không gian êm đềm, đầy ấp những kỷ niệm thân thương, nhất là mái trường TRUNG HỌC CHÂU VĂN TIẾP đem lại cho tôi những người bạn đồng học mến yêu. Ôi! thương quá đi thôi.....

TB: Những người bạn quý báu giờ ở đâu? Nếu có nhận ra ĐOÀN MINH HÙNG này hãy hồi âm gấp đế chúng ta nối lại nhịp cầu từ lâu đã gãy...

THÂN KÍNH

ĐOÀN MINH HÙNG


Date:  Tue 11/5/2013 3:20 PM
Name:  Phu, ở Long Bình
Email:  ahanhdungnguyen273@yahoo.com
Number:  47
nguyen thanh son, tac gia bai viet "xom chuong một thoi", nêu bạn có người chị tên là BẠCH, ơ xom long binh, long diền, baria, xin lien lac voi email tren...


Date:  Mon 10/14/2013 9:31 AM
Name:  Đoàn Minh Hùng
Email:  lophoctinhthuonghoahao@gmail.com
Number:  46
Thân chào các ANH CHỊ trong BAN BIÊN TẬP

Tôi tên Đoàn Minh Hùng sinh năm 1962. Quê tôi ở Đất Đỏ, năm 1972 tôi đang học tiểu học Phước Thọ vì có chiến tranh nên tôi chuyển trường lên Bà Rịa học lớp nhất của trường tiểu học Phước Lễ lúc đó bà Nguyễn Thị Nhân làm hiệu trưởng và thầy Khi nhà ở Long Điền làm chủ nhiệm. Cuối niên học ấy tôi thi đậu vào trường Trung Học Cong Lập Châu Văn Tiếp niên khóa 1973-1979 (Nếu so với các anh chị trong ban biên tập thì tôi thuộc lớp đàn em út). Vị trí lớp học: phòng thứ 2 từ ngoài cổng đi vào nằm phía bên tay trái là lớp 6P5 (lớp tôi theo học) phía bên tay phải là dãy nhà để xe sát bên khám đường. Lúc đó thầy dạy Pháp Văn cho lớp tôi là thầy Nam, Cô Vân dạy vạn vật, thầy Tiến, thằy Bé dạy toán..... thời gian ấy thầy Nguyễn Tiến Cuơng làm hiệu trưởng. Ấn tượng nhất là thầy Bê mà các học trò ngổ ngáo như tôi thường gọi là "Bê t..". Thầy Điềm nhỏ nhắn đàn mandolin rất hay....Thời gian ấy tỉnh trưởng Phước Tuy là ông Huỳnh Bửu Sơn ông thỉnh thoảng có tổ chức nói chuyện với học sinh của trường vào buổi chiều.

Hiện tại tôi cư ngụ và có lập một lớp học tình thương ở số 1B đường liên khu 5-11-12 khu phố 5 phường Bình Trị Đông quận Bình Tân, Tp.HCM - ĐT:0902409149 Web:lophoctinhthuonghoahao.com. Khi lang thang trên mạng để tìm những gì mình cần tìm và thật bất ngờ đến nhảy cẩng lên khi trước màn hình hiện lên trang web của trường, bất giác tôi mừng đến phát khóc. Tôi luôn sống trong những kỷ niệm vui buồn trước năm 1975 với trường cũ bạn xưa, ôi ! chan chứa biết bao. Mail đầu tiên xin được phép trình bày sơ lược, xin hẹn lại mail kế tiếp tôi sẽ tâm sự với các anh chị trong ban biên tập nhiều hơn. Kính chúc quý anh chị trong ban biên tập được an khang và luôn thành công trong cuộc sống.

Thành kính
Đoàn Minh Hùng

Date:   Tue 10/15/2013 12:42 AM
Tôi trân trọng gởi cac Anh Chị email kế tiếp

Năm 1972 sau khi tản cư từ ĐẤT ĐỎ lên BÀ RỊA để thuận lợi cho việc đi học, Tôi được ở trọ nhờ nhà của bà tư HẬU sát bên ngã 3 rạp cinéma THÀNH THÁI, bên hông nhà bà Tư là hãng nước đá, phía trước có tấm bảng "mắm ruốc nguyên chất". Bà có rất nhiều con, nhưng thân nhất với tôi là dì 4 SƯƠNG và cậu 5 CAO TẤN TRUNG (cậu có học vị tiến sĩ dạy trường đại học Nông Lâm và đã định cư ở Mỹ trên 20 năm nay) cậu 5 Trung rất thích đọc báo Điện Tín, mỗi lần đọc xong cậu đều trao lại cho tôi, cho nên lúc đó tôi rất hiểu biết đủ mọi việc trên đời như: tin, tình, tiền, tội, tù, tu, tự tử... vì trước nhà bà TƯ là trạm dừng xe đò tuyến đường VŨNG TÀU - SÀI GÒN nên tôi cũng theo mọi người "nhảy xe" bán trà đá, mắm ruốc để kiếm thêm chi phí ăn học. Mỗi ngày tôi đều thấy CỤ CỬ HỒ ĐẮC THĂNG đi dạy học và về tắt ngang bên hông nhà phía tay phải, sát phòng trọ của tôi, đến năm 1974 thì không còn thấy CỤ nữa, nghe đâu CỤ đã quy tiên năm 1973. Thật đáng tiếc cho ngôi sao lớn của Phước Tuy.

Năm 1973 tôi thi đậu vào CHÂU VĂN TIẾP nếu nói không ngoa CVT là trường danh giá bậc nhất của Tỉnh. Không riêng tôi mà cả gia đình mừng vui vô cùng. Ngày đầu tiên nhập học tôi cũng e ấp, rụt rè y hệt như trích đoạn "Tôi đi học" trong tác phẩm QUÊ MẸ của THANH TỊNH. Các bạn khác cũng mang tâm lý giống như tôi: cũng e ấp, rụt rè, cũng khép nép bên tay Mẹ v.v... nhưng chỉ 1 tuần lễ sau chúng tôi trở nên dạn dĩ, mau chóng hòa nhập, quen dần với trường, lớp, bạn bè, thầy cô, vì lúc đó tâm sinh lý chúng tôi có sự thay đổi lớn: không còn là thiếu nhi nữa mà là 1 thiếu niên chính thức bước vào ngưỡng cửa trung học !!!! Tôi học vào buổi chiều, mỗi ngày đều đặn như thế và mỗi ngày phát sinh ra những kỷ niệm vui buồn khác nhau. Lớp 6P5 chúng tôi từ ngoài cổng đi vào dãy đầu tiên bên tay trái, phòng thứ 2, tuy chẳng nổi bật hơn những lớp khác, nhưng đối với riêng tôi 6p5 luôn đầy ắp tình yêu thương trong tim hơn cả. Giờ ra chơi cả lớp tôi mang ra sân tất cả những trò chơi của tuổi thiếu niên, cười vui hớn hở, quần thảo cùng nhau đến lã mồ hôi, có đứa bị sứt nút áo, có đứa bị "tét đáy quần" ... có dăm ba đứa lặng lẽ tìm chổ yên tịnh ngốn vội vài trang vở sợ vào học bị trả bài mà... không thuộc bài!

Cuối buổi học tôi thường thầm hẹn hò với mấy thằng bạn thân nhất "ê , 6h chiều nay mình đi ăn và gặp nhau ở quán chè THANH CẢNH nha" hoặc khi tan học chúng tôi thường rủ nhau đến nhà sách THÀNH TÍN của thầy SA nằm đối diện bên hông tòa nhà HỘI ĐỒNG TỈNH để mua sách hay mướn truyện, nơi đây ít thấy thầy mà lúc nào cũng thấy cô túc trực luôn luôn tại quầy, trông cô (vợ thầy Sa) thật hiền, ít nói, cô có gương mặt thật đẹp... những kỷ niệm... còn nữa... còn nữa, không kể sao cho hết

Xin chân thành cảm ơn các ANH CHỊ trongBBT đã bõ thời gian đọc những dòng tự thuật " con cóc" này. Hẹn email sau tôi sẽ nhắc lại những buổi văn nghệ, những buổi xổ số trúng thưởng xe đạp mi ni ở hội trường đối diện ngôi trường thân yêu của chúng ta....v.v....

KÍNH THÂN CHÀO CÁC ANH CHỊ
EM CỦA CÁC ANH CHỊ
ĐOÀN MINH HÙNG

Date:   Thu 10/17/2013 9:21 AM

KÍNH GỞI CÁC ANH CHỊ BBT WEBSITE CVT
(những email này cũng thầm gởi đến tất cả các anh chị cựu h/s THCVT cùng THẦY CÔ kính mến)

Năm 1974 nhà trường tổ chức xổ số trúng thưởng chiếc xe đạp mini màu hồng. Thưở ấy xe đạp loại này mới xuất hiện trên thị trường VN số lượng còn hạn chế, là model thời thượng về phương tiện đi lại của thanh thiếu niên nhà giàu! ngày vui hôm ấy được tổ chức trong Hội trường đối diện cổng trường CVT. Mở màn là những tiết mục văn nghệ, chương trình này được tập luyện hồi nào tôi không biết, nhưng các anh chị trình diễn rất hay (những lớp nhỏ như chúng tôi không có tiết mục nào tham gia, chỉ có các anh chị lớp lớn mới đủ trình độ thể hiện) nào là VŨ KHÚC NGHÊ THƯỜNG nhắc lại thời DƯƠNG QUÍ PHI, bài hợp ca VN-VN "VN-VN nghe từ vào đời, VN hai câu nói trên vành môi, VN nước tôi.........", bài hợp ca ĐOÀN LỮ NHẠC toàn là các anh trai hát" ra đi khắp nơi xa vời, gió bốn phương kìa gió bốn phương ào ào cuốn lá rơi, người đi khúc nhạc chơi vơi..........." bài H/S HÀNH KHÚC cũng được thể hiện" học sinh là người Tổ Quốc mong cho mai sau......." tôi có mua được 1-2 tờ vé số gì đó để "cầu may" nhưng "vui là chính" các tiết mục lần lượt trình diễn, toàn thể h/s chúng tôi cùng Thầy Cô ngồi dưới khán đài vỗ tay tán thưởng ào ào.

Kính thưa các anh chị! xổ số là màn chót và cũng là màn hồi hộp nhất, khi nghe chị xướng ngôn viên lên tiếng: "xin mời các em ra quay số" cả hội trường im phăng phắc để theo dõi từng con số được bốc ra (các con số được viết lên những trái bóng bàn nằm trong cái lồng hình tròn, đươc các hs đồng trang lứa như tôi thực hiện) cuối cùng chỉ có 1 người trúng "độc đắc" mà thôi. Đâu đó tôi nghe có vài tiếng "chắt lưỡi" vì ......xém trúng.

Chương trình hôm ấy có tuyên dương 1 h/s xuất sắc, anh có điểm trung bình THỦ KHOA toàn trường, tôi không nhớ họ nhưng nhớ không lầm anh tên là TÒNG, anh ấy thuộc lớp đàn anh của tôi. Cũng xin nhắc lại, người trúng "độc đắc" là 1 chị thuộc nhóm "hoa khôi "của trường. Nhìn chị nhẹ nhàng dắt chiếc xe đạp mini màu hồng nhạt và cưỡi nó chầm chậm, tà áo dài bay bay trong gió........ Ôi! trông chị đẹp biết bao, quý phái biết bao........ làm thổn thức những trái tim các lớp đàn anh của tôi biết bao!!...... mọi ánh mắt đều hướng về chị.......

Xin phép cho tôi tạm dừng, xin hẹn những email kế tiếp tôi sẽ lần lượt kể nốt những chuyện "còn chút gì để nhớ, để thương" trong kho tàng ký ức của mình

Thành kính chào tạm biệt
ĐOÀN MINH HÙNG

Date:   Wed 10/23/2013 12:41 AM

KÍNH CHÀO BBT , CÁC ANH CHỊ CÙNG THẦY CÔ YÊU MẾN

Chuyện kể 1001 đêm của THCVT tiếp tục ...
Ngày xửa, ngày xưa, chuyện xảy ra không phải ở xứ BA TƯ xa xôi huyền bí... Vào thế kỷ 20 khoảng giữa thập niên 70 tại tỉnh Phước Tuy(cũ) nằm trên đất nước VN xinh đẹp, thơ mộng và mến khách, nơi đây có 1 trường học danh giá vào bậc nhất đó là: TRUNG HỌC CHÂU VĂN TIẾP

Tôi không nhớ chính xác vào năm nào (từ 1973-1975) nhà trường có tổ chức làm bích báo rất sôi nổi. Trong khi các lớp nhỏ như chúng tôi (lớp 6,7) đang loay hoay vắt óc cố nhào nặn để cho ra những bài văn xuôi hay những vần thơ "con cóc" thì các anh chị lớp lớn kết hợp với nhau trình làng 1 quyển tập san dày cộm với các chủ đề khác nhau, nào là tình Thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương, tình yêu man mát của tuổi học trò v.v... rất đặc sắc nhưng không kém phần lãng mạn. Những bài viết sưu tầm thì ít, các anh chị tự sáng tác thì nhiều, càng đọc tôi càng thấy niềm thích thú cứ mãi tăng dần, tăng dần... văn phong tựa hồ các anh chị là những nhà văn lão luyện thật sự. Cho tôi mượn lời tương tự ông CAO BÁ QUÁT khen tặng các anh chị thế này: " sự học trong thiên hạ có 3 bồ, các anh chị chiếm trọn hết 2 bồ còn 1 bồ chia đều cho khắp thế gian". Tôi viết như vậy có đưa các anh chị đến mức "cường điệu" không nhỉ?

Tánh tôi thích vui, (lúc đó tôi chưa biết buồn có lẽ vì chưa biết "yêu") trong tập san ấy (riêng tôi) ấn tượng nhất là bài viết có tựa đề "phái nam, phái nữ, phái nào đẹp hơn?" không nhớ tên của anh nào đã viết nên bài này, lập luận của anh rất chính xác, vững chắc có phằn "têu tếu". Khi đã đưa ra câu hỏi, anh bắt đầu đặt sự so sánh sự đẹp, xấu giữa 2 con sư tử đực và cái , giữa gà trống và gà mái (mọi người đoán được rồi chứ?), rồi anh so sánh giữa 2 bức tường cũ và mới, nếu muốn bức tường cũ đẹp bằng bức tường mới thì phải làm sao? mình nên quét vôi, tô sơn lên phải không ạ? lời kết luận: phái nam đã đẹp sẵn rồi nên không phải tô son trét phấn, kẽ chân mày... phái nam đẹp hơn phái nữ là như vậy! Đã 4 thập kỷ qua tôi đã "ăn mày" của tác giả câu đố này để "mang chuông đi đánh xứ người" khắp mọi nơi nhưng chưa ai lý giải nổi, nhất là các chị em phụ nữ chưa ai bẻ gãy được.
Trong tập san này tôi có thấy bài viết liên quan đến câu:
Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu mến thầy
Được 1 chị viết trại ra như vầy: (bài viết không có chổ nào xuc phạm thầy cô)
Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải "yêu", "lấy" thầy
Có lẽ các thầy cô rất thông cảm vì thương mến học trò "quậy mà vui"
Hoặc bài viết có liên quan đến câu:
Thương nhau cởi áo cho nhau, về nhà dối......
Được viết trại ra :
Thương nhau "cởi" áo cho nhau.........
Nhìn chung các anh chị viết rất dí dỏm, trong sáng, có đôi chút ngây ngô nhưng rất TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Còn nữa...còn nữa . Hẹn email kế tiếp

Kính chào tạm biệt các anh chị nhất là các thầy cô được sống lâu trăm tuổi
Cựu h/s THCVT
ĐOÀN MINH HÙNG

Date:   Tue 11/5/2013 9:38 PM

Kính chào tái ngộ BBT
Chuyện kể 1001 trung học CHÂU VĂN TIẾP tiếp tục.....

Hiếm thấy nơi nào trên đất nước VN người ta tổ chức trồng cây me tây nhiều như xứ BÀ RỊA. Trong thời gian còn theo học tại CVT tôi thấy trong sân trường có trồng 1 số cây bã đậu (hs thường lấy trái của nó khắc hình con cá đeo trước ngực) nhiều nhất là cây me tây chưa đủ lớn. Nhưng phía sau dãy phòng học bên tay phải (sát bên trường tiểu học NAM TỈNH LỴ) có rất nhiều cây me tây cổ thụ của trường NTL này phủ tàng rộng lớn như muốn với tay tình thương bao la yêu mến che mát cho THCVT

Thật vậy, loại cây nầy là 1 phần cơ thể không thể thiếu của xứ BÀ RỊA thời đó, nó làm đẹp cảnh quan, che mát mọi người đi đường, tô điểm thêm vẻ lãng mạn trên các con đường "già tuổi" vừa hiện đại vừa cổ kính. Buổi trưa đi hoc, bắt đầu đạp xe từ ngã 3 THÀNH THÁI thẳng hướng nhà tròn, đến nhà thờ MINH PHỤNG quẹo phải, khi chạy dọc hết khuôn viên nhà thờ này tôi ghé vào ăn cơm câu lạc bộ (vì sống 1 mình không tiện nấu nướng nên mỗi trưa tôi dùng bữa tại đây) no bụng, quẹo trái chạy vào con đường mà tôi thích nhất và cũng cho là thơ mộng nhất (không nhớ tên) con đường này đi ngang qua trường MINH PHỤNG, QUÝ HẠNH, NAM TỈNH LỴ, KHÁM ĐƯỜNG đến TÒA HÀNH CHÁNH TỈNH là tận cùng, quẹo phải 100m tới cổng CVT. Khi cho xe đạp vào nhà để xe xong tôi cùng các bạn không vào lớp vội mà theo thói quen hằng ngày rủ nhau ra ngoài cổng tấp vào quán nước bên tay trái để kháo nhau ly chè đậu hoặc ly nước đá bào nhận si-rô.v.v... chuyện trò râm ran cho đến khi tiếng trống báo hiệu giờ học đã đến chúng tôi mới đứng dậy vội vàng sửa lại quần áo cho vào "thùng" gọn gàng nhanh chân bước vào cổng xếp hàng trước cửa lớp chuẩn bị cho giờ học mới bắt đầu....

Sống xa quê hương, thỉnh thoảng mới về thăm 1 lần và tuy gần 4 thập kỷ đã qua dù thời gian có "vật đổi sao dời" con người, hoàn cảnh có đổi thay.v.v... nhưng trong lòng tôi vẫn luôn thổn thức nhớ nhung những con đường, những trường cũ, bạn xưa, thầy cô kính yêu .v.v.... nhất là những cây me tây có 1 thời tôi cùng chúng bạn hái trái về đập ra lấy hột ngâm nước cho mềm rồi đem luộc chín cùng giành nhau ăn! Nghĩ đến đây xúc động quá đi thôi, nước mắt chợt lăn dài...
Chuyện còn tiếp tục, hẹn kỳ sau.....

CHÚC THẦY CÔ, BBT, ANH CHỊ CỰU H/S THCVT LUÔN AN KHANG, THIỆN SỰ NHƯ Ý


Date:  Thu 9/19/2013 11:03 AM
Name:  Nguyen Thi Hoa
Email:  annnguyen2@gmail.com
Number:  45
Kinh gui ban bien tap,
Toi la cuu hoc sinh CVT nien khoa 1974-1975 la hoc sinh lop 12 A. Trong lop co tat ca 6 nu sinh ten Hoa, nen de phan biet , toi duoc goi la Hoa Nguyen....4 nguoi ban than cua Hoa la Thao, Dan, Minh, To.... Toi thuong thuong nho ve nhung ban cu, truong xua, tat ca cac thay , co giao ma toi hang nho on da day do toi nen nguoi. Rat mong duoc lien lac qua E-mail voi moi nguoi . Cam on rat nhieu den ban bien tap va tat ca moi nguoi da tao ra trang web nay. Xin cam on rat, rat nhieu va xin chuc moi nguoi that doi dao suc khoe va hanh phuc.
Hoa Nguyen .


Date:  Tue 9/10/2013 6:07 AM
Name:  Vy tiếp Đoàn
Email:  vy_tiep@hotmail.fr
Number:  44
Kính chào các anh chị trong ban biên tập,
Tôi là Chu Vy Tiếp, hiên đang sinh sống tại Colmar Pháp quốc, có một vài người bạn bên Mỹ đọc đặc san áo trắng trường xưa, thấy một bài viết ngắn của tôi. Là học sinh Châu Văn Tiếp dù ở xa nhưng tôi luôn hướng về trường cũ, luôn âm thầm theo dõi những sinh hoạt của trường xưa ... Hôm trước có tâm sự vụn với anh Nguyễn Nghĩa và có lẽ những dòng chữ đó đã lên khung. Viết những dòng này đến ban biên tập với ước mong có một cuốn đặc san trong tay để nhìn những hình ảnh thân thương, những lời văn, thơ gợi nhớ đến một trời hoa mộng cũ.
Thành thật cám ơn trước các anh chị.


Date:  Sat 8/31/2013 8:52 AM
Name:  ha nguyen
Email:  hanhdungnguyen273@yahoo.com
Number:  43
son nguyen, chau van tiep, the he lon, goc long binh, long dien, baria, xin mail cho dia chi, cam on.


Date:  Sun 7/21/2013 6:06 AM
Name:  ly pham
Email:  dzungly@yahoo.com
Number:  42
Tôi muốn tìm cô giáo Sử Địa cũ truờng Châu Văn Tiếp tên Trần Thị Vinh. Tôi đẵ gặp tại Chicago khoảng 1995, 1996. Xin anh chị nào biết tin tức cô Vinh xin thông báo về email trên. Vô cùng cảm ơn.
Ly Pham


Date:  Tue 3/26/2013 9:51 PM
Name:  Võ văn Quí
Email:  voquison2006@yahoo.com
Number:  41
Ngày tháng dần qua còn lại những đôi bạn cũ ngày xưa dưới mái trường thân thương Châu văn Tiếp ghi mãi trong dời nhát là tôi và Khổ, Cám ơn Dỉnh nhiều lắm Và cũng nơi đây tôi có lời cám ơn Thầy Cô đã bỏ công dạy dổ. Thân kính.


Date:  Thu 3/21/2013 8:57 PM
Name:  Nguyễn Ngọc Thưởng
Email:  thuongnn.cd@vietsov.com.vn
Number:  40
Ngày tháng qua mau, Tìm đến nơi đâu, Chút hương xưa, Thoáng về trong nổi nhớ! ... Trường lớp thân quen, Bạn cũ năm xưa, Thầy cô yêu dấu, Mịt mờ nhạc khúc ve sầu. ... Đường quá xa –ôi! Về chốn xưa, Mộng mơ, Màu phượng vĩ. ... Ngàn năm mây bay, Còn ta hôm nay, Ngày ấy, Xa rồi?... (22.3.2013 - Nhớ thầy cô và các bạn CVT quá)
ThuongNN


Date:  Mon 3/18/2013 10:16 PM
Name:  Luong Tran
Email:  ltran01@optusnet.com.au
Number:  39
Thân gửi ban Biên Tập mạng Trung Học Châu Văn Tiếp,
Tôi tình cờ đã tìm ra mạng thông tin này. Cảm ơn Ban Biên Tập rất nhiều khi nhắc nhở thành quả trên You Tube của Natalie Tố Hân, cô con gái Út của tôi. Vào mạng, nhìn những hình ảnh cũ, đọc tên người xưa, nghe đôi câu chuyện cũ, lòng tôi đã chùng lại, tâm trí trong khoảnh khắc quay về một mái trường bình dị ngày nào với những chân dung tươi sáng, đôi năm dạy học hạnh phúc nơi một tỉnh lỵ trầm mặc trong chiến tranh. Cảm ơn BBT đã bỏ nhiều công sức để duy trì một tụ điểm thông tin cho những người "muôn năm cũ" của CVT.
Trần Đình Lương, GS CVT


Date:  Mon 2/18/2013 12:25 AM
Name:  Nguyễn Ngọc Thưởng
Email:  thuongnn.cd@vietsov.com.vn
Number:  38
Kính chúc quý Thầy, Cô cùng các bạn một năm mới an khang thịnh vượng.
Năm 1968 tôi học ở phòng thứ 3 từ bên phải, sát kề bên sảnh. Ở đó có treo một cái trống bằng gỗ và da (bò). Vào học hay giờ ra chơi Ông Thưởng lao công mà chúng tôi đặt tên là Jeam Oet đánh "thùng thùng" đến khi trống bể thì kêu "thụt thụt" Vậy là chúng tôi xếp hàng vào lớp hay ào ra sân chơi.Không nhớ rõ là lớp 6 P1 hay P2. Chỉ nhớ là lớp Pháp văn do cô Bảo Kính dạy tiếng pháp, thầy Thừa, thầy... không nhớ nổi. Bây giờ muốn nghe lại tiếng trống trường ngày xưa " thùng thùng hay thụt thụt" âm thanh của tuổi thơ chúng ta đó... Thoáng qua trong đời,
ThuongNN


Date:  Mon 2/4/2013 8:34 PM
Name:  Nguyễn Vân Cư
Email:  chieuanh48@gmail.com
Number:  37
Kính Chúc quý Thầy Cô, quý Anh Chị Em cựu học sinh trường Trung Học Châu Văn Tiếp tận hưởng một mùa Xuân Quý Tỵ tràn đầy hạnh phúc, an khang thịnh vượng
Nguyễn Vân Cư và gia đình.


Date:  Sun 1/20/2013 12:22 AM
Name:  Thinh Nguyen
Email:  thinhkim@yahoo.com
Number:  36
Kính gửi Ban Biên Tập WebSite,
Tôi là Nguyễn-Đức-Thịnh, nguyên là Sĩ Quan phục vụ tại Tiểu Khu Phước Tuy, có một thời gian trước cùng trọ với G.S. Lương và G.S. Huyến trên căn gác số 22 đường Nguyễn Văn Nho, Phước Tuy của Bà Giáo My. Kính nhờ Ban Biên tập giúp tôi có thể gặp gỡ lại hai vị Giáo Sư kể trên bằng E-Mail. Tôi hiện đang cư ngụ tại Hoa-Kỳ. Địa chỉ E-Mail của tôi trên đầu lá thư này. Cám ơn Ban Biên Tập nhiều.
Thinh Nguyen.


Date:  Mon 1/14/2013 10:58 PM
Name:  phuoc nguyen
Email:  phuocnguyen75@yahoo.com
Number:  35
Kinh chao ban bien tap,
Toi la nguyen huu Phuoc bat dau hoc Chau van Tiep nam 1971 lop 6p4 toi lop 8p4 hoc voi cac ban: Thoi Nhac, Huynh nguyen Phong, Quang phuc Tho {d75} Nguyen van Xung {d75}, Huynh hieu Nghia, Phan van No, Nguyen hong Thiep, Nguyen quoc Hung {con gs Kim}, Vu van Nam, Chu cong Canh, Truong huong Quang, Nguyen van Tuyen, Nguyen quang Tuyen, Pham van Liem, Lam hoang Thanh, Ly Thanh, Do trong Loi, Tran van Loi, Nguyen van Loc, Hoang van Kieu... toi nam lop 9 chung ta bi chia ra va hoc chung voi cac ban nu, toi hoc lop 9p3 voi cac ban nu la: Lam thuy Nhi, Nguyen thi Lien, Kim Phuong {co 3 la VU, Pham, Tran}


Date:  Thu 1/10/2013 10:50 AM
Name:  Nguyễn Hữu Khổ
Email:  kbcnguyen@gmail.com
Number:  34
Thưa quý Thầy Cô và các Anh chị,
Chúng tôi xin thành thật Cám ơn các Anh chị, nhất là Anh Nguyễn Thiện Đỉnh đã bỏ công duy trì CVT website để chúng tôi có tin tức bạn bè thời Trung học, nhất là những hình ảnh kỷ niệm khó quên mà gần 50 năm nay tưởng như không tìm lại được. Cám ơn Anh đã post hai Lưu Bút của Anh Thuận và chị Ngà lên web giúp chúng tôi sống lại thời thơ ấu, nhất là tìm lại "dung nhan" của những bạn cũ mà 50 năm qua không gặp. Xin cảm ơn cô Cao Thị Ngọc Điệp đã chuyển cho những video clips Liên quan đến hoạt động của cựu hs CVT. Người trẻ sống bằng tương lai, người già sống bằng kỷ niệm, chắc Anh chị cũng biết chúng ta ở vào thời điểm nào rồi nên kỷ niệm nó cứ vương vấn mãi không nguôi.
Nguyễn Hữu Khổ CVT 56-63


Date:  Monday, December 03, 2012 8:44 AM
Name:  Phạm Văn Bé
Email:  pvbe85@yahoo.com
Number:  33
Kính gởi Ban Biên Tập,
Tôi là cựu HS Trường TH Châu văn Tiếp Phước Tuy, niên khóa 1961 - 1968. Hiên nay tôi đã về hưu, sống tại một tỉnh thuộc đổng bằng sông Cửu Long, tình cờ phát hiện Website này, nhìn lại ngôi trường xưa, biết được quá trình hình thành ngôi trường thân yêu làm tôi rất xúc động, nhớ về các Thày, Cô và các bạn học học cũ. Xin chân thành cám ơn BBT cho tôi có cơ hội này; Tôi quê ở xã đảo Sơn Long - Bà Trau ( nay là xã Long Sơn ) sang Bà Rịa trọ học ở Xóm Chùa, tôi học lớp Đệ thất Anh văn. Năm Đệ ngũ, tôi có người bạn là Lê Trung Dũng, nhà ở Ty Bưu điện, cuối năm học này Anh chuyển trường, cho đến nay tôi không biêt Anh ở đâu ? . Ngoài ra, bạn học cũ của tôi còn có anh Kiệm, nhà ở Long Hương, anh Bạc, đặc biệt là anh Lưu Minh Trí , vừa là bạn vừa là người ơn


Date:  Sat 11/17/2012 5:04 PM
Name:  Hoang Thảo
Email:  Hoangcongbinh55@yahoo.com
Number:  32
KGởi Ban Biên Tập.
Toi muon lien lac anh Pham Van Ai cuu hoc sinh Chau Van Tiep. Toi ten Hoang Thao, D/T # (517 862-5905 or (517)482-0169.
Xin chan thanh cam on quy Ban Bien Tap


Date:  Fri 11/16/2012 5:07 PM
Name:  Phạm Thị Ngọc
Email:  ngocphatlew2000@yahoo.com
Number:  31
Kính gởi Ban Biên Tập,
Rất cảm ơn Quý Anh Chị trong Ban Biên Tập đã tạo cơ hội cho các cựu học sinh TH Châu văn Tiếp có nơi tìm lại Thầy cũ bạn xưa, cũng như ôn lại những kỷ niệm có một không hai thời niên thiếu của đời nguời. Thời thanh xuân, tuổi đời còn non trẻ, trong tình thương gia đình được Cha Mẹ bảo bọc và nuôi dưỡng. Nơi Học Đường được Thầy Cô rèn luyện Đức Dục lẫn Trí Dục để chuẩn bị cho "trẻ" vào Đời... cũng dưới mái Trường này, ngoài Ân Tình Thầy Trò chúng ta còn có Tình Bằng Hữu đúng với ý nghĩa cao đẹp của hai từ này..... Giờ đây, thời gian đã trôi qua.... Ôn lại chỉ còn là kỷ niệm, ..." Ngày... ấy... đâu rồi? Ngày... ấy ...xa... rồi... " Nhưng Tình Thầy Trò và Bằng Hữu luôn còn mãi trong chúng ta ....
Thân kính
Cựu HS THCVT Phạm Thị Ngọc 1961-1968


Date:  Wed 11/7/2012 8:59 PM
Name:  Le ngoc thuong 66-73
Email:  thuong.le @abmauri.com.au
Number:  30
GỞI VỀ BAN BIÊN TẬP
Toi la Le Ngoc Thuong HS Nk 66-73, tim cac ban cung lop, cung truong, xin vui long Email.


Date:  Mon 10/29/2012 9:19 PM
Name:  Trần Thanh Tùng
Email:  thanhtung0359@gmail.com
Number:  29
Kính gởi Ban Biên Tập,
Tôi tên Trần Thanh Tùng, là cựu học sinh Châu Văn Tiếp vào năm 1971 tôi học lớp 6A3, tôi có hai người bạn thân, một người tên NGUYỄN ĐỨC VƯỢNG và một người tên HUỲNH CÔNG ĐẮC, lần cuối cùng tôi gặp NGUYỄN ĐỨC VƯỢNG ngày 27/04/1975 khi chạy loạn ra Vũng Tàu, ngày 28/04/1975 NGUYỄN ĐỨC VƯỢNG lên tàu Hải Quân tại Cảng Cát Lở ra nước ngoài, và từ đó đến nay không gặp lại nhau nữa. còn HUỲNH CÔNG ĐẮC đã ra nơớc ngoài sau ngày giải phóng miền nam khoảng vài năm sau cũng ra nước ngoài. Vậy kính nhờ anh chị tìm dùm, và nếu có thể tìm được thì xin hai người bạn có trên trên gọi điện thoại cho tọi số 0908399105. Xin cám ơn qúy anh chị.
TRẦN THANH TÙNG


Date:  Fri 10/26/2012 10:35 PM
Name:  phuoc nguyen
Email:  phuocnguyen75@yahoo.com
Number:  28
toi la phuoc nguyen la hoc sinh truong CVT nien khoa 70/71 toi 1976 muon lien lac voi tat ca cac ban cu cung truong hoac cung khoa , nho ban bien tap chuyen tin nay giup .cam on . email ; phuocnguyen75@yahoo.com


Date:  9/26/2012 3:14 PM
Name:  Nguyễn Hùng Điện
Email:  hung9080@sbcglobal.net
Number:  27
Rất mong được liên lạc với bạn củ là Võ ngọc bửu Chánh năm sinh là 1/9/1953. trước 1995 dạy tai trừơng CVT .nay được biết đang là hiệu phó của trương. có vợ là con gái chú Tám Trung .Hy vọng sẽ bắt được liên lạc với mầy .. Tao là Nguyễn hùng Điện ,năm sinh cũng là 1/9/1953 Mong sớm nhận tin mầy .


Date:  9/6/2012 10:38 PM
Name:  Văng Thị Hồng Vân
Email:  hv.vang@gmail.com
Number:  26
Tôi tên là Văng Thị Hồng Vân muốn được liên lạc với hai vợ chồng Lâm Công Hoàng trước ở Ba Rịa Vũng Tàu, hiện nay là hội viên của hội Ái Hữu Châu Văn Tiếp Nếu 2 bạn có đọc được tin nhắn nầy hoặc có ai biết được tin tức xin liên lạc về số 408-386-4703 cho đến ngày 11-9-2012 Sau ngày 11-9-2012 xin liên lạc số 450-689-3503. Chân thành cảm tạ


Date:  7/4/2012, 11:25 pm, GMT +1
Name:  Nguyen Anh Nguyet
Email:  Nguyet1001@hotmail.com
Number:  25
Toi hoc de nhat nam 1965,thay Tran duc Loi,day sinh vat,thay Le Qui The day Ly Hoa,ba hoc la Nguyen Thuy Hoang,Nguyen Tuy Phung.Co ai biet tin tUc nhung nguoi thay va ban cu xin lien lac qua dia chi email tren. Cam on


Date:  2/16/2012 10:38 PM
Name:  Nguyễn Ngọc Thưởng
Email:  thuongnn.cd@vietsov.com.vn
Number:  24
ính gửi các anh chị lời chào thân thiện nhất,

Tình cờ gặp trang web này, nhìn ảnh trường CVT ngày xưa trong lòng bồi hồi nhớ lại những kỹ niệm khi tôi còn học ở trường Lớp 6 P2.năm 1968.

Các thầy và các bạn giờ ở nơi đâu? Tất cả đã nhạt nhòa xa xôi trong ký ức. Nhớ thầy Đoàn hiệu trưởng, cô Bảo Kính, Jim woet (ông lao công đánh trống trường). Bạn Nghĩa trưởng lớp, bạn Hà, Trầm Khương Thanh, bạn Mai ở Long Điền, bạn Lê Cường Việt con ông Xạ Bưu điên... Hình ảnh kỹ niệm trong đầu còn ghi, tên Thầy bạn thì không còn nhớ nổi, Các Thầy, các bạn đang ở đâu?

ThuongNN


Date:  12/26/2011, 7:15 am, GMT +1
Name:  vanessa nguyen
Email:  vanessa.nguyen54@yahoo.com
Number:  23
tim Nguyen thi Luu, cuu hs CVT
tac gia bai tho Huong xua
Em di ve coi xa mu
Gio tay vinh biet nghin thu ngo ngang
Chieu nay la do mien man
Tu dung ta bong hang hang le roi


Date:  Wed 10/26/2011 6:22 PM
Name:  THANHHUONG
Email:  www.thanhhuong0920@yahoo.com
Number:  22
New Jey Ngay 26 thanhg 10 nam 2011 Than goi Nguyen Huu Ai con goi la Ai Lun Minh dang o tieu bang nay xin goi loi tham den ban Nguyen Thanh Huong hoc sinh CVT


Date:  1/1/2011, 6:18 am, GMT +1
Name:  dtctram
Email:  dtctram@yahoo.com
Number:  21
NHẮN TÌM BÔNG CỎ MAY

Chuyện xảy ra cách đây mấy chục năm ( khoảng 35-36 năm về trước), có một người có bút danh: BÔNG CỎ MAY. Hi vọng rằng cô còn nhớ đến một người bạn thơ tri kỷ cách đây hơn 35 năm về trước. Hi vọng cô ấy còn nhớ "người chú" Lê Thừa Tôn ngày đó? Ông ngoại của cháu rất mong gặp lại cô! 35 năm trước, cô là nữ sinh trường Trung học phổ thông Châu Văn Tiếp. Gia đình gốc Huế nhưng sinh sống ở Tây Ninh, sau này chuyển về Long An. Bạn thân là Trần Thị Hoa Sen.
Kính nhờ các cô, các chú, các bác biết tin về cô Bông Cỏ May hay cô Trần Thị Hoa Sen, xin vui lòng liên lạc với cháu và gia đình theo địa chỉ trên. Cháu cùng gia đình cô cùng cảm ơn.
Kính chúc các cô, các chú, các bác năm mới nhiều sức khỏe, niềm vui và an khang thịnh vượng.

Mọi liên lạc xin gửi về:

1/ Đỗ Thị Cát Trâm ( hoặc bất kỳ ai trong gia đình ) 141/15 Lạc Long Quân, Phường 9, Tân Bình, TPHCM, (08) 2650286, 01694965997.

2/ Ông: Lê Thừa Tôn, thôn Thạch An, xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, (055) 520577

Rất mong chờ tin!

......................

Cô bé có mái tóc rẽ hai, một bên cho người, một bên cho tôi với gương mặt thoáng vui thoáng buồn rũ rượi, với những cái chớp mắt vui tươi, những ngoảy đầu nhí nhảnh. Chừ héo hon. Thôi đã hết, đã hết rồi. Trong tôi bao tinh hoa ngày xưa, ngày mộng Chú ạ!

Đẹp, Vâng, Cỏ May đẹp. Không riêng gì chú nói đâu. Bạn bè nói trước lâu rồi. Nhưng đó là ngày xưa. Hiện hữu bây giờ, Cỏ May chẳng còn gì để mà ước mà mơ, vẫn cô đơn trong mỗi buổi tan trường, vẫn ôm cặp sách ngần ngại qua đường. Cho đến bây giờ, Cỏ May vẫn chưa qua đường một mình được.

Chú ạ! .........

* *

Chẳng biết trời Quảng Ngãi hôm nay mưa hay nắng?

Chú bây giờ có còn nhớ Cỏ May?



TÌNH BẠN CHÂU VĂN TIẾP

Khi nhận được tin một người đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được. Những kỷ niệm hiện ra rõ ràng như mọi chuyện mới xẩy ra ngày hôm qua. Tôi không dằn được lòng nên xin ghi lại đây những kỷ niệm đó. Tuy nhiên không dám bảo đảm mọi chuyện sẽ làm mọi người vừa ý, nhất là những người được nhắc tới trong bài viết nầy. Có thể sự kiện không thực sự xẩy ra như tôi nhớ hay những sự kiện các anh chị không muốn nhắc tới hay không muốn người khác biết tới. Tôi thành thật xin lỗi trước và mong anh chị bỏ qua những lỗi lầm mả tôi vô ý phạm phải.

Niên học 1962-1963 trường Châu Văn Tiếp có thêm hai lớp Đệ Nhất A và B. Năm trước trường đã có ba giáo sư tốt nghiệp Đại học Sư phạm là các anh Ngôn (Anh văn), anh Đoàn (Pháp văn), anh Lợi (Vạn vật). Để bổ sung cho ban giáo huấn, năm giáo sư mới tốt nghiệp Đại học Sư phạm được bổ nhiệm về trường, đó là các chị Ngọc (Pháp văn), chị Hương (Việt văn), chị Nhung (Vạn vật), anh Điềm (Toán) và tôi (Thể, Lý hóa). Cùng với các anh chị đã dạy lâu năm ở trường như anh Thiệp, anh Trực, anh Trung, anh Long, anh Khôi, anh Bình, anh Tân, chị Ánh, chị Huệ, chị Tuyết, chị Cương...., chúng tôi như một gia đình cùng chung lo cho các học sinh của trường. Những năm sau lại có thêm nhiều giáo sư tốt nghiệp Đại học Sư phạm được chuyển tới để làm cho ban giáo huấn trở nên hùng hậu hơn, trong đó cũng có nhiều người trở thành những bạn thân của tôi qua sinh hoạt vui chơi cũng như giảng dạy, như anh Thái (Pháp văn), anh Hưng (Triết), anh Công (Việt văn, cũng là bạn học trường Pétrus Ký)....

Trước hết tôi xin kể một chuyện vui, đây là một bé cái lầm. Thiếu tá tỉnh trưởng và tôi là hai người miền Trung, cùng họ, cùng chữ lót nên nhiều người lầm tưởng tôi là em ông tỉnh trưởng nên khi tôi đến trình diện, họ nhìn tôi với một cặp mắt e dè, nhưng chính anh Điềm, giáo sư toán mới thực sự là cháu ruột của bà tỉnh trưởng mà không ai biết. Thời nầy thiếu tá tỉnh trưởng có thể hét ra lửa nhưng về nhà gặp vợ chắc cũng phải nhún nhường, như vậy cháu bà tỉnh trưởng cũng có giá lắm nhưng anh Điềm tính tình rất xuề xòa không bon chen.

Tôi nhớ niên học đầu các nam giáo sư đều đeo cà vạt và mọi thầy cô đều ăn mặc rất chỉnh tề. Nhưng có lẽ sau khi thấy tôi mặc quần cụt đá banh với học sinh ở sân trường và nhiều khi còn nhảy twist với học sinh trong những buổi sinh hoạt văn nghệ nên tính nghiêm nghị của thầy giáo cũng giảm dần. Trong lớp học tôi rất khó nhưng ngoài lớp học tôi xem học trò là những người em rất gần gủi, tôi hướng dẫn và vui chơi với đàn em. Tôi đối xử với chúng như những người bạn nhỏ thân thiết. Thật vậy về tuổi tác giữa thầy trò không chênh lệch bao nhiêu. Tôi nhớ giữa niên học đầu tiên trong lớp đệ nhất của tôi đã có em được gọi đi nhập ngủ.

Ngoài việc dạy học tôi cùng anh Bình, anh Long phụ trách về thể thao. Chúng tôi đã hướng dẫn học sinh tranh đua thể thao cấp tỉnh, cấp khu. Năm 1963 học sinh Châu Văn Tiếp đoạt huy chương vàng bóng tròn toàn quốc sau khi đoạt được vô địch khu ba.

Trong bốn năm dạy học ở trường Châu Văn Tiếp, hiệu trưởng thay đổi bốn lần. Ông Cảnh đi, cụ Hiếu thay. Cụ Hiếu đi, ông Kế thay. Ông Kế đi, ông Đoàn thay. Tôi không được hân hạnh làm việc dưới quyền của ông Đoàn vì khi ông Đoàn lên làm hiệu trưởng tôi và bốn giáo sư khác đã bị đuổi ra khỏi tỉnh. Vâng chúng tôi bị đuổi ra khỏi tỉnh. Anh Lợi bị đổi về Sa Đéc, anh Công về Gò Công, tôi về quận Cần Đước Long An, anh Hưng từ chối chỗ bổ nhiệm, bỏ dạy học về làm chương trình mới ở Quận Bảy và anh Long bị sa thảy. Bao nhiêu nhiệt tình làm việc không công của chúng tôi không được đền đáp mà chỉ gây ra nhiều sự ghen tuông vì những lợi lộc nhỏ nhoi của vài người đồng nghiệp khác.

Lúc nầy tổng trưởng giáo dục là một bác sĩ y khoa và đổng lý văn phòng là một y tá, một người không biết gì về giáo dục ngoài việc biết ra giá cho một chức vụ. Năm sau có sự thay đổi nhân sự tại bộ giáo dục và trường hợp của chúng tôi được xét lại. Anh Lợi được thuyên chuyển về Saigòn làm thanh tra sư phạm, tôi được thuyên chuyển về Biên Hòa theo ý tôi muốn. Tôi không biết tình trạng của hai anh Công và Hưng.

Tuy dạy học ở Phước Tuy chỉ có bốn năm nhưng trên đường đời tôi đã gặp lại nhiều em học sinh cũng như những bạn đồng nghiệp ở trường Châu Văn Tiếp trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Tôi xin kể vài câu chuyện sau:

Câu chuyện số 1: Một em học sinh gây nhiều ấn tượng đối với tôi nhất là em làm huấn luyện viên tại trung tâm quân sự Vạn Kiếp ở thị xã Bà Rịa, Phước Tuy. Lúc còn là học sinh em là người rất giỏi mọi thứ trừ việc học hành. Em đá cánh phải và đã giúp trường đoạt nhiều chiến thắng về bóng tròn. Em rất suất sắc trong các bộ môn đánh bi da, cờ tướng, binh xập xám. Để có đấu thủ chơi với mình em phải chấp như bi da chơi một tay hay luồn cơ sau lưng, cờ tướng thì chấp pháo hay ngựa, xập xám thì chấp đối thủ chọn mười ba trong mười lăm lá bài. Anh Long, anh Thái là những người thầy đã từng thử sức với em nầy nhiều lần về bi da và cờ tướng và các anh phải công nhận mình dưới cơ. Tuy là người cao lớn nhưng rất có lễ độ với thầy với cô. Đã có lần tôi nói trong lớp học nếu nói về môn lý hoá thì tôi là thầy cùa anh ấy nhưng nếu tôi muốn chơi bi da gỉỏi thì anh ấy chính là thầy của tôi.

Câu chuyện số 2: Trước cổng trường Ngô Quyền có một quán bán hủ tiếu Nam Vang. Sáng đó bước vào quán tôi thấy hai anh quân nhân mặc binh phục, một anh ăn mặc rất chỉnh tề, một anh bỏ áo ngoài quần và không đeo huy hiệu cấp bực. Thấy tôi anh lính luộm thuộm đứng lên chào thầy, anh kia vội vàng bưng tô hủ tiếu qua bàn khác và mời tôi ngồi. Tôi nhận ra ngay anh không đeo huy hiệu cấp bực là học trò cũ trường Châu Văn Tiếp của tôi và tôi nhớ rõ anh đá hàng hậu vệ cho đội bóng tròn của trường. Hỏi ra mới biết anh là trung tá chỉ huy trưởng chi đoàn thiết giáp M1 đang đóng quân gần đây. Chúng tôi vui vẻ ngồi ôn lại chuyện đời xưa với nhau. Bẵng đi một dạo khá lâu tôi nghe tin một chi đội trưởng thiết giáp bị nội ứng chỉ điểm chết vì lựu đạn khi ngồi nghỉ trong một thiết giáp. Tôi chỉ biết cầu nguyện là không phải anh học trò của tôi.

Câu chuyện số 3: Hôm tôi làm phó chủ tịch trung tâm thi tú tài một tại tỉnh Pleiku tôi gặp một cô học trò Châu Văn Tiếp, hiện là giáo viên của một trường tiểu học trong tỉnh. Cô có một người em gái học cùng lớp. Nếu tôi nhớ không lầm thì hai chị em là con gái vùng Đất Đỏ, một vùng gần Bà Rịa nổi tiếng là có nhiều gái đẹp. Cô là chị theo chồng lên sinh sống tại Pleiku, cô em theo chồng sinh sống tại Saigòn. Sau năm 75 tôi có đến nhà cô em chơi và rất ngạc nhiên thấy cô vẫn xinh đẹp như hồi còn là học sinh và càng ngạc nhiên hơn nữa khi cô kêu đàn con ra chào thầy, đàn con năm cô con gái cũng xinh đẹp không kém gì mẹ.

Câu chuyện số 4: Sau bốn tháng rưỡi bị nhốt ở trại tù Tân Hiệp Biên Hòa tôi được chuyển lên trại học tập cải tạo ở Long Khánh, một trại nằm trên một đồi cao nhìn qua núi Chứa Chan. Vừa bước vào cửa trại thì nghe tiếng chào thầy, tôi quay lại thì thấy một cô gái nhìn tôi nhưng cô không dám tỏ một cử chỉ nào khác. Tôi nhận ra ngay cô là chị cả của ba chị em cùng học với tôi. Hai người em trai tôi nhớ rất rõ vì chúng đoạt chức vô địch bóng bàn thanh và thiếu niên khu ba tại Biên Hòa năm 1963. Vài lần sau đó hai thầy trò gặp nhau mà chỉ nhìn nhau không dám chuyện trò gì cả.

Câu chuyện số 5: Sau bốn ngày ba đêm lênh đênh trên biển cả, ghe mới tới gần đảo. Xa xa tôi nhìn thấy một bãi cát và hình như có người. Năm 1980 Mã Lai đã nới lỏng cho người tỵ nạn Việt Nam, không còn kéo ghe trở ra biển nữa nhưng để chắc ăn tôi bảo khi tới gần bờ các bà các cô phải nhảy xuống biển và các thanh niên phải đục lũng ghe. Tôi đứng đầu mũi ghe và cho ghe tiến gần đến bờ. Trên bãi cát nhiều người đã hiện rõ hơn, họ quơ tay chào đón chúng tôi và tiếng đầu tiên tôi nghe rõ là tiếng ai kêu “thầy, thầy”. Đó là tiếng gọi tôi của một anh học trò trường Châu Văn Tiếp. Sau đó anh kể tôi nghe những ngày gian nan của anh. Gia đình ba mẹ anh ở làng di cư phía bắc thành phố Bà Rịa. Anh là trung úy đi học tập cải tạo. Nhân một dịp thăm viếng anh hẹn với người nhà ngày giờ và địa điểm đón anh. Buổi chiều đi lao động đó anh lẩn vào rừng và lần mò đến điểm hẹn. Sáng sớm hôm sau anh gặp được người nhà dùng xe honda đam đón anh. Anh không về nhà. Anh ẩn trốn trong rừng gần nhà ba tháng trời. Cuối cùng gia dình anh mới tìm được mối cho anh vượt biên với em trai là một ông thầy dòng. Hai anh em cùng nhiều người hàng xóm trong làng đến được đảo Paulo Bidong. Lúc nầy trên đảo có khoảng 45 ngàn người chen chúc trên một diện tích khoảng nửa cây số vuông. Nhờ sức trai hai anh em đã chiếm được phần giữa của một nhà lợp tôn độc nhất trên đảo dành cho người tỵ nạn. Anh vừa sửa sang căn nhà của mình vừa dựng thêm những túp lều sơ sài bán cho những gia đình tỵ nạn mới tới. Anh nói có lúc gia đình tỵ nạn phải dùng một hay hai lượng vàng để đổi một túp lều che nắng mưa. Sau một thời gian anh được báo tin em gái anh đang ở một trại tỵ nạn ở Nam Dương và ba anh em đã được định ngày rời đảo. Nhưng không may người em cùng bạn chèo ghe qua đảo nhỏ kế cận chơi bị chìm ghe và cả ngày sau mới tìm được xác. Anh phải tạm vùi xác em trên đảo và hai ngày sau rời đảo. Anh giao tôi căn nhà hôm trước và hôm sau anh chào tạm biệt.

                                                                                 ***

Tôi xin kể tiếp hai câu chuyện về hai anh đồng nghiệp cùa tôi, một chuyện ở Việt Nam trước 75 và một chuyện ở Mỹ sau 75.

Câu chuyện số 6: Tình trạng của anh dạy giờ bị sa thải thì quá thảm thương. Tôi và anh này có quá nhiều sự việc đáng ghi nhớ. Trước hết chúng tôi ở chung nhà, khi túng quẫn tôi đều cho anh mượn tiền không một chút thắc mắc. Tiền mượn tích lũy quá nhiều anh không trả được, cuối cùng trước khi từ giã nhau anh phải cấn chiếc xe vespa cũ để trả nợ. Sau một thời gian khá dài anh đến nhà thăm tôi. Anh khập khểnh bước vào nhà và nói “tôi đã mất hết một chân”. Anh ngồi xuống và tháo chân giả ra và tôi thấy chân phải của anh mất tới gần đầu gối. Anh kể. Vì mất việc anh không được hoản dịch. Vì chán đời anh tình nguyện đi lính biệt kích. Sau một thời gian dài được huấn luyện tại Long Thành anh được trực thăng thả xuống một vùng thuộc biên giới Việt Lào. Bước chưa được mười bước thì mìn nổ. Trước khi ngất xỉu anh nhìn xuống thì thấy bàn chân phải đã biến mất. Anh mơ mơ màng màng nghe tiếng trực thăng luẩn quẩn trên cao vọng xuống và thấy đồng đội lúc ẩn lúc hiện. Cuối cùng anh tỉnh lại và được y tá cho biết anh đang ở bịnh viện của Hạm đội Bảy của Mỹ nằm ngoài khơi Việt Nam.

Câu chuyện số 7: Hôm đó tôi vào một quán ăn Việt Nam ở Dallas, Texas và tình cờ gặp một ngưởi quen. Sau vài câu chuyện qua lại tôi được biết tôi có một người bạn đồng nghiệp trong những năm đầu đi dạy học tại Phước Tuy, anh hiện đang sống ở Ohio và sau đó tôi có liên lạc với anh nhưng rất tiếc không còn giử được số điện thoại của anh. Anh cho biết anh qua Mỹ ngay sau 75 và từ đó chỉ làm hai công việc: việc thứ nhất theo chính lời anh nói là làm janitor quét dọn “cầu tiêu” trong một trường học và việc thứ hai làm giáo sư toán tại một trường đại học khác. Anh kể. Anh được nhà thờ bảo trợ xin cho anh vào làm việc tại một trường tiểu học, một hôm ông hiệu trưởng trưởng đọc lý lịch của anh và biết anh là giáo sư toán có bằng cử nhân, ông khuyên anh nên đi học lại và giúp anh xin học bổng. Sau một thời gian dài vô cùng chật vật về mọi mặt anh đậu bằng Ph.D về toán và trở thành giáo sư đại học.

Thôi tôi xin chấm dứt những câu chuyện ở đây và xin chúc các anh chị đồng nghiệp cũng như những học sinh của tôi sức khỏe dồi dào để được sống hạnh phúc trong những ngày tháng còn lại với đàn con đàn cháu. Riêng tôi Covid 19 bắt buộc tôi phài về hưu hồi tháng 8 năm 2020 ở tuổi 81. Hiện nay tôi đang sống thoải mái ở một tỉnh dọc theo bờ biển thuộc phía Nam Cali.

Lê Quý Thể 9/2021
 

MỘT MẢNH ĐỜI TÔI

Lâu lâu tôi cũng muốn viết vài dòng trên trang Ngô Quyền, trước là để góp mặt và sau có lẽ quan trọng hơn là để các anh chị biết tôi vẫn sống vui và sống khỏe, nhưng suy nghĩ mãi mà không tìm ra được đề tài. Sáng tác văn chương ư, điều đó vượt quá khả năng của tôi. Bình luận về chính trị ư, mỗi người một ý chắc không ai chịu nhường ai, tốt hơn không nên đụng đến. Nghiên cứu về khoa học ư, chắc là khô khan lắm không ai đủ kiên nhẫn đọc. Thôi tôi xin mạn phép viết về cuộc đời tôi, đó là một điều tôi biết rất rõ. Tôi tin chắc có một hai anh chị hiếu kỳ muốn biết cái gì đã xẩy ra trong đời tôi từ ngày tôi rời xa quê hương đất tổ. Tôi đã và đang sống như thế nào trên đất nước Mỹ? Tôi cố gắng viết về giai đoạn nầy của đời tôi một cách trung thực không màu mè để gởi đến một hai anh chị hiếu kỳ đó.

Tôi rời nhà ngày 1 tháng 1 năm 1980. Mười một tháng sau tôi bước những bước đầu tiên trên vùng đất của thành phố Vancouver, thành phố lớn thứ ba sau Toronto và Montréal của Canada. Xứ Canada đã mở rộng cánh tay để tiếp nhận những ngưởi như tôi và cung cấp đủ mọi thứ tối thiểu cần thiết để chúng tôi có thể sống như những người dân bình thường. Tám tháng sau tôi có trong tay tấm giấy Carte D’identité của xứ Canada cấp, giấy nầy tương đương với Passport Canada cấp cho những người thường trú chưa có quốc tịch.

Nhận được tấm giấy Carte D’identité hôm trước, không kịp từ giã bạn bè sáng sớm hôm sau với bao áo quần trong tay tôi ra trạm xe bus Greyhound mua vé qua Mỹ. Sau khi mua vé, trong túi chỉ còn chưa tới một trăm dollars tiền Canada, nhưng tôi đã quyết định sẽ không quay về Canada nữa.

Lúc qua biên giới Mỹ Canada không có gì trở ngại. Dọc đường phong cảnh rất là đẹp. Lúc đến thành phố Portland của tiểu bang Oregon, xe bus tạm nghỉ. Tôi thấy thành phố quá đẹp nên đi dạo quanh vài đường phố, lúc quay lại thì xe bus của tôi đã chạy mất. Tuy đến Mỹ lần đầu, cái gì đối với mình cũng lạ nhưng tôi rất bình tĩnh trình bày với cô bán vé là tôi đã trể chuyến xe và muốn mua vé khác để đi tiếp. Cô bán vé bảo tôi đưa vé xe và cho cô biết có gì trên xe không. Tôi nói có một bao áo quần màu xanh. Cô bảo tôi ra ghế ngồi chờ cô một tí. Mười phút sau cô gọi tôi lại và đưa tôi một vé xe mới, cô giải thích rõ ràng chờ xe ở đâu, xe số mấy, giờ nào khởi hành và cho biết đến trạm xe Los Angeles mà nhận bao áo quần. Tôi móc túi định trả tiền vé, cô bán vé nhìn tôi cười và nói “no charge”. Tôi cám ơn cô. Đó là tiếp xúc đầu tiên của tôi với một xã hội văn minh như xã hội Mỹ.

Lúc đến trạm xe Los Angeles tôi nhận bao áo quần và đi tiếp đến thành phố Santa Ana. Tôi phôn cho cháu gái và được hai vợ chồng cháu tôi đến đón. Tôi tạm trú nhà cháu gái tôi ở thành phố Westminster hơn một tháng. Trong thời gian nầy cháu gái tôi dẫn tôi đi thăm nhiều nơi như Disneyland, Universal Studios, đường phố Hollywood...

Sau đó tôi bay qua Dallas, Texas. Cả gia đình một cháu gái khác ra phi trường đón tôi. Người em trai của cháu rể tôi cho biết anh đã tìm được người lập hôn thú với tôi để tôi có thể chính thức ở lại Mỹ. Bà nầy qua Mỹ đã lâu và hiện sống chung với một người bạn trai. Từ ngày lập hôn thú đến ngày chính thức ly hôn là đúng một năm. Tôi được giấy thường trú và có giấy phép làm việc. Như vậy tôi đã chính thức định cư ở Mỹ.

Tôi tới Dallas chưa tới một tháng thì có người giới thiệu vào làm việc cho Continental Electronics, một công ty chuyên sản xuất máy transmitters AM, FM cho các đài phát thanh trên khắp nước Mỹ và thế giới và máy phát tin hiệu dùng cho hệ thống RADAR trong quân đội. Tôi phu trách làm những cables gồm hơn hai trăm đường giây với mức lương 5.50 dollars một giờ. Lúc ở Canada tôi có thi đậu bằng lái xe và được đổi bằng lái xe Mỹ mà không phải thi lại. Tôi mua một chiếc xe Ford cũ để đi làm. Như vậy đời sống của tôi ở Mỹ tạm ổn định.

Lúc còn là một học sinh tôi có một mơ ước là được đi du học ở nước ngoài. Tôi cũng biết rõ chỉ là một mơ ước mà thôi. Nay tình thế đưa đẩy tôi được định cư ở những nước văn minh như Canada và Mỹ, tôi không muốn gì khác hơn là được đi học. Lúc đó tôi đã 41 tuổi nhưng tuổi tác không thể ngăn cản tôi quay lại trường học.

Tôi ý thức được rằng muốn học Đại học tôi phải thông thạo Anh văn. Do đó tôi dành tất cả thời gian ở Canada để học Anh văn mà không đi làm kiếm tiền như nhiều người khác. Tôi sống rất nghiêm túc, không rượu chè, không cờ bạc, không trai gái, suốt ngày trao dồi Anh văn qua những lớp học, qua những báo chí, qua những chương trình TV về thể thao vừa có tính cách giải trí vừa nghe tiếng Anh. Tôi học tất cả những lớp Anh văn đủ mọi trình độ dành cho những người di dân đến từ các nước Tàu, Nhật, Nga, Ba Lan, Ý, Chi Lê, Việt Nam và cả dân Canada vùng Montréal nói tiếng Pháp nữa.

Tháng 9 năm 1981, đúng vào đầu semester tôi ghi tên học trường Community College gần nhà ở Dallas, nhưng trường chỉ cho tôi ghi tên học một lớp độc nhất là English 090, một lớp Anh văn không được hưởng chứng chỉ coi tôi có đủ trình độ Anh văn để học những lớp Đại học khác hay không. Thế là nguyên một semester đầu tôi chỉ học Anh văn ba giờ mỗi tuần. Sau thời gian đó tôi được ghi tên học những môn mình muốn.

Cứ thế ngày làm đêm học kéo dài hơn tám năm không ngưng nghỉ. Mỗi năm học full time hai semesters và lớp hè. Tôi học hai trường Community Colleges gần nhà rồi chuyển qua trường UTD, University of Texas at Dallas. Tất cả học phí, tiền mua sách vở, tiền parking lot đều do công ty trả. Sau hơn ba năm tôi đậu bằng AA, Associate of Art. Ba năm nữa tôi đậu bằng BSEE, Bachelor of Science in Electrical Engineering. Hai năm cuối tôi đậu bằng MSEE, Master of Science in Electrical Engineering. Ở công ty tôi từ một người assembler trở thành một Electronic Technician rồi cuối cùng là một Electrical Engineer.

Tôi đã trải qua mười ba năm của cuộc đời để học Đại học gồm năm năm ở Việt Nam và tám năm ở Mỹ. Tôi có ba bằng Bachelors và một bằng Master. Như vậy tôi từ một giáo sư ở Việt Nam trở thành một kỹ sư ở Mỹ. Nghe có vẻ quá dễ dàng nhưng thật sự tôi đã bỏ quá nhiều thời gian ngày đêm chuyên cần học tập để đạt được thành quả đó.

Nhờ trường đời huấn luyện khi ở trại học tập cải tạo và khi ở trại tỵ nạn nên trong chín năm đầu ở Mỹ tôi sống một mình rất thoải mái. Tôi ở với gia đình cháu tôi một năm và sau đó dọn ra ở riêng. Tôi thuê một studio ở lầu hai trong một khu apartment khá sang trọng với đầy đủ tiện nghi như tủ lạnh, microwave, TV có cable, phone, PC . Sáng 8 giờ làm việc, chiều 4 giờ rưởi tan sở, ăn sáng, ăn trưa tại hãng, đồ ăn do xe mang đến bán. Tối 6 giờ vào lớp học, 8 giờ rưởi tan học. Về đến nhà vừa nấu ăn vừa tắm rửa, phải tự nấu ăn vì vùng nầy không có food to go. Cứ thế bốn ngày mỗi tuần. Ba ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật không có lớp học thì chiều chiều mang vợt ra khu trường học đánh tennis. Thứ bảy, chủ nhật học bài và làm bài cho cả tuần, cũng là ngày giặt áo quần và quét dọn nhà cửa. Tôi hầu như không giao thiệp với ai. Sau một năm thì tôi cho xe cũ và mua trả góp một chiếc xe sport hai cửa mới toanh hiệu Datsun 200SX mà sau nầy đổi tên là Nissan. Những ngày lễ cuối năm thì được nghỉ làm nghỉ học nên tôi lái xe mới một mình qua Miami thuộc tiểu bang Florida thăm cháu trai con chị Năm tôi và có dịp nghỉ mát trên các bãi biển nổi tiếng của thế giới. Chuyến đi phải mất hai ngày xuyên qua các tiểu bang Texas, Lousiana, Mississippi, Alabama và Florida. Chuyến về phải mất ba ngày vì lúc thì ghé Disney World ở Kissimmee, thăm Epcot Theme Park, lúc thi thăm Cape Canaveral, nơi phóng phi thuyền không gian, lúc thì ghé thành phố New Orleans ở tiểu bang Lousiana vừa ăn đồ Pháp vừa nghe nhạc jazz... Đời sống như vậy đối với tôi không còn gì thú vị hơn.

Cuộc đời tôi lại một lần nữa bị xáo trộn. Hai tháng trước khi tốt nghiệp bằng Master tôi bị layoff. Đó là năm 1990 của tổng thống Bush cha (tổng thống Mỹ thứ 41). Thời nầy nạn thất nghiệp lan tràn khắp nước Mỹ. Tôi còn nhớ hình ảnh đăng trên báo của một kỹ sư người Mỹ da trắng ăn mặc chỉnh tề, tay cầm cặp xách, đứng ở ngả tư đường, cổ mang một tấm bảng có ghi "Engineer, need job for food". Vì tôi là một kỹ sư mới ra trường nên được công ty cho đi trước. Vừa ăn tiền thất nghiệp vừa đi học, tôi đậu bằng Master năm tôi đúng 51 tuổi.

Khi hay tin tôi bị thất nghiệp, giáo sư chính của tôi ở trường UTD offer tôi một job làm phụ tá ở phòng thí nghiệm của ông. Một giáo sư khác là một cựu chiến binh Việt Nam hiện làm ở e-Systems đề nghị sẽ xin cho tôi một job trong department của ông. Tôi cám ơn hai vị giáo sư đó và cuốn gói về Cali ở với gia đình chị Năm tôi.

Sau một thời gian dài vừa làm vừa học tôi cũng hơi mệt mỏi nên quyết định nghỉ xả hơi một lúc. Tôi không ngờ một lúc đó lại kéo dài 11 năm, từ năm tôi 51 tuổi đến năm tôi 62 tuổi. Vì là một kỹ sư điện mới ra trường chưa có kinh nghiệm, tuổi quá lớn lại là người da màu nên xin việc quá khó khăn. Tuy là thất nghiệp nhưng ở với gia đình chị nên không lo chỗ ăn chỗ ở. Sáng cà phê cà pháo rồi vào thư viện đọc sách đọc báo, chiều xách vợt ra sân Mile Square Park đánh tennis đến tối mới về. Cứ như thế ngày nầy qua tháng khác cuối cùng cũng đâm chán. Ở tuổi nầy nếu về hưu cũng là chuyện thường nhưng tôi vẫn muốn làm việc. Tôi quyết định liệng hết những bằng cấp vào thùng rác không một chút thương tiếc và thi vào bưu điện USPS làm một công nhân bình thường. Sau ngày thi tôi phải chờ gần sáu năm mới được gọi đi làm. Tôi đi làm việc lại khi tôi ở tuổi 62 cho đến bây giờ ở tuổi 80 tôi vẫn muốn tiếp tục làm việc.

Công việc của tôi hiện nay thật quá nhẹ nhàng so với những công việc khác ở bưu điện USPS. Tôi là một Electronic Technician với bực lương khá cao không thua kém gì lương của một kỹ sư và benefits thì quá tốt. Mỗi tuần làm việc 40 giờ và được hưởng 4 giờ nghỉ thường niên và 2 giờ nghỉ bịnh, mỗi năm có 10 ngày nghỉ lễ có lương, có bảo vệ sức khỏe, có bảo vệ nhân mạng, khi về hưu thì có tiền hưu bổng khá cao. Công việc quá nhàn nhã, đi lại quá dễ dàng là một phần khiến tôi vẫn muốn tiếp tục làm việc. Tôi dùng những ngày nghỉ thường niên để đi du lịch. Mỗi năm tôi đi du lịch hai kỳ, hai hay ba tuần mỗi lần. Tôi có thể nói tôi đã đi du lịch khắp năm châu bốn bể, gần 50 nước khác nhau trên thế giới. Từ Mỹ sang Âu sang Á tôi đã đi vòng quanh trái đất quá nhiều lần.

Tóm lại đời sống của tôi hiện nay ở Mỹ là quá đầy đủ không thể mong ước gì hơn nữa. Tôi là một người tự do có trách nhiệm, không bị gia đình ràng buộc, không bị giới hạn về tiền bạc, sức khỏe tương đối ổn định nên tôi muốn làm gì tôi làm, tôi muốn đi đâu tôi đi, không có gì có thể ngăn cản tôi.

Từ một cậu bé ngây ngô ở trong một làng hẻo lánh đến một ông già vẫn còn ham vui, tôi đã bước một quãng đời quá dài, một quãng đời đầy chông gai với không biết bao nhiêu lần vấp ngã. Vấp ngã vì tình, vì tiền, vì cuộc đời đưa đẩy... nhưng cám ơn đời đã nhiều lần cho tôi đủ quyết tâm và can đảm để đứng lên mà bước tiếp...

Lê Quý Thể
 

QUÃNG ĐỜI TƯƠI ĐẸP

Ông Carnot thời xưa là một ông quan to nước Pháp, một hôm nhân lúc rảnh việc quan về thăm quê nhà. Khi ông đi ngang qua ngôi trường học làng, trông thấy ông thầy dạy mình học lúc bé, ông thầy bây giờ đầu tóc đã bạc phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông Carnot ghé vào thăm và chạy ngay lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép mà nói rằng: “Con là Carnot đây, thầy còn nhớ con không?". Ông thầy trả lời: "Vậy ra quan là cậu bé Carnot ngày xưa đó sao? " Carnot đáp: "Dạ phải, con là thằng Carnot học trò của thầy đây”, sau khi vấn an và hàn-huyên tâm sự với thầy cũ, ông quay lại nhìn đám học trò nhỏ mà tâm sự rằng: “Chào các em. Ta bình-sinh chịu ơn thứ nhất là cha mẹ, sau là ơn thầy ta đây, vì nhờ có thầy chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay.

Cũng giống như ông Carnot trong câu chuyện đầu bài. Học trò chúng tôi sau khi rời trường trung học thân yêu, lên đại học sau này ra làm quan văn hay quan vỏ, khoa học gia, giảng sư đại học, thi văn sĩ, chuyên gia, bác-sĩ, kỷ-sư, giáo-sư, v.v. . dấn thân vào đời vẫn luôn nhớ ơn quí Thầy Cô luôn tận-tâm giảng dậy. Dậy nhân cách trước khi dạy các môn học. (Tiên học Lễ hậu học Văn). Chúng tôi mượn đoản văn " Quảng Đời Tươi Đẹp" để kính cảm tạ quí Thầy Cô đã giáo huấn. Dù đã 60 năm trôi qua, bao nhiêu là vật đổi, sao dời và kiếp nhân sinh theo dòng đời bễ dâu lưu lạc hà phương, kẻ còn người mất, nhưng tình đồng môn, tình người vẫn không thay đổi, đó là niềm tin yêu còn lại để vui sống. Dưới đây là nguyên văn bức thư vượt nghìn dặm từ cố hương VN đến nước Mỹ, thân kính gởi đến quí Thầy Cô và thân-ái gởi đến tất cả các bạn đồng song, đồng môn, đồng hương, mời quí vị và các bạn đọc để nhớ lại và chia xẻ một quảng đời tươi đẹp ngày xưa với người bạn cũ, là một trong những học sinh đầu tiên của những ngày trường mới thành lập...

Trích thư:
Bạn thân mến! Bạn nhờ tôi bổ túc vài ý kiến cho các bài viết trên trang mạng CVT "Những Kỷ Niệm Khó Quên", hôm qua về BR, tôi lục tìm học bạ cũ, đọc lại danh sách Thầy Cô giảng dạy mỗi năm, lời phê bình nhận xét của Thầy Cô cho các năm học từ lớp đệ lục đến lớp đệ nhất. Kỷ niệm xưa, hình ảnh cũ lần lượt hiện về, tôi ghi lại đây để bạn đọc cho vui. Bạn ơi!

Năm 1950, gia đình tôi bị giặc Pháp càn quét, ông thân bị tù tội, nên mẹ tôi dẫn ba anh em tôi lánh nạn ở Long Hương,vùng do quân đội Cao Đài tự trị. Lúc đó, cầu Long Hương là ranh giới của chánh quyền sở tại. Phía bên đầu cầu Phước Lễ là do Pháp chiếm đóng, phía bên này cầu là do quân đội Cao Đài canh giữ. Nếu một người dân ở Phước Lễ mà chạy trốn qua khu vực Long Hương thì chánh quyền Pháp không có quyền đuổi bắt can thiệp vì đó là khu vực của quân đội Cao Đài và ngược lại, nghe nói gia đình cha mẹ bạn cũng từ Long Tân chạy giặc về nhờ cô Ba Đầu-Tộc đạo Cao-Đài giúp đỡ nên về Làng Long-Hương lập nghiệp phải không? thời ấy các bạn và chúng minh còn nhỏ rất vui-vẻ hồn nhiên cầm đèn lồng dự lễ đập nồi mỗi Tết Trung-Thu trong làng.

Niên khóa 1951-1952, tôi được mẹ tôi dẫn vào xin học ở trường nam tỉnh lỵ. Lúc đó ông Lê Văn Tám là Đốc học nên thường gọi là ông đốc Tám và ông Thanh tra Trinh, người cao lớn tựa dân Tây. Bạn còn nhớ mỗi ngày học trò các lớp tập hợp trước sân làm lễ chào cờ do thầy Huỳnh văn Sáng hướng dẫn. Tôi được thi tuyển và xếp vào học lớp Tư A của thầy Lê Văn Hiển (ba của anh Tấn) còn gọi là thầy Tư Hiển còn bạn vào lớp tư học với cô giáo My. Vào thứ tư hàng tuần có học thêm chữ Nho (chữ Hán) ngoài hai tiếng chủ lực là Quốc ngữ và Pháp. Lên lớp Ba A chúng ta cùng học thầy Hòa, lớp Nhì A học thầy Ngọ, bạn học với thầy Sáng và lên lớp Nhứt A học thầy Ngưu chung với bạn, Đào Văn Tân, Võ Phúc Ky, Vũ thọ Chàng, Nguyễn văn Trương, Lê văn Tư, Trần văn Cống… Chẳng may, cuối năm học gần kỳ thi tiểu học tôi bị bịnh ba mẹ có đưa xuống thầy Cử Hồ Đắc Thăng để chữa trị. Nhưng sau đó, thầy Cử khuyên ba mẹ tôi đem tôi sang chữa trị với Bác sĩ Nguyễn Như Lâm Vũng Tàu, có giấy giới thiệu của Thầy.

Năm đó, vì vậy tôi không dự thi tiểu học như quý bạn được, nên khi quý bạn sang học Đệ thất Sĩ Tải, thì tôi vì không có bằng tiểu học phải học lại lớp Tiếp Liên (55-56) do thầy Mười Lộ dạy đâu chừng hai tháng đầu sau đó thầy Ngưu qua tiếp tục dạy. Cuối năm này, nhà trường có tổ chức kỳ thi tuyển vào lớp đệ thất, nhưng đến đầu năm học 56-57, không nghe thấy tin tức gì cả, gia đình cho tôi vào học đệ thất Sĩ Tải. Học hơn tháng thì trường Nam tỉnh lỵ dán thông báo kết quả kỳ thi Đệ thất. Tôi và các bạn cùng lớp ở Sĩ Tải ghé xem danh sách thì thấy ba bạn đỗ đầu đều là nữ và bạn đứng đầu danh sách tên là Ngô Thị Hoa (sau này mới biết là bà con với Võ Ngọc Ấn). Danh sách trúng tuyển có hai trang giấy, chắc độ chừng khoảng 40-50 học sinh mà thôi và thông báo là sẽ tập trung học sinh vào học đầu tháng 10 năm 1956. Tôi và các bạn có tên trong danh sách tập trung vào một lớp sĩ số chưa tới 40, học tạm một phòng học của trường Nam tỉnh lỵ, dãy lớp nằm cạnh khám đường Baria, phía trước là đường Phạm Hữu Chí. Dãy lớp này chỉ có hai phòng trong khi ba dãy còn lại mỗi dãy đều có ba phòng học. Lúc đó còn nhỏ nên không biết cũng không nhớ ai là hiệu trưởng và trường lúc đó tên gì, chỉ biết là mình đang học trung học mà thôi. Sau này nghe kể lại, bên Ty tiểu học có chọn tên trường là Phạm Hữu Chí, môt danh nhân địa phương, nhưng khi trình xin thì phần tiểu sử không đầy đủ nên sau cùng chọn Châu Văn Tiếp, có tiểu sử rõ ràng trong chánh sử, là một danh tướng có mộ phần ỏ Hắc Lăng, của triều Nguyển Gia Long.

Lúc đầu thầy Nguyễn Văn Khổ dạy Toán, Anh văn. Cô Lê Minh Nguyệt, trưởng nữ của ông tỉnh trưởng Lê Văn Khoái, dạy Quốc Văn, Pháp văn, còn những môn khác lâu quá cũng không nhớ ai giảng dạy vì lúc đó chỉ mới có một lớp và giáo viên thường là của trường nam và nữ tỉnh lỵ chia nhau phụ trách. Học đâu được một tháng, được Thầy Cô thông báo là các em về nhắn lại bạn bè cũ ở lớp Nhứt năm rồi, muốn học thì vào ghi tên để học, nên bạn Huỳnh văn Tỏ nhà mình được tôi cho hay và vào học cùng các bạn khác. Nhờ vậy sĩ số khá đông nên được phân ra hai lớp vào học hai phòng học mới, mái lợp tole, vách ván lắp ghép ngăn đôi hai phòng, được xây cất trên khu đất nằm giữa hai dãy lớp Nhì B (thầy Sáng) và lớp Nhứt A (thầy Ngưu) của trường Nam tỉnh lỵ.

Lúc này thầy Nguyễn Văn Khổ không còn giảng dạy nữa và các môn học được quý Thầy cô phụ trách như sau: Thầy Nguyễn Văn Hiếu dạy toán, thầy Nghiêm Xuân Dũng dạy Anh văn, cô Lê Minh Nguyệt dạy Quốc văn, Pháp văn; thầy Vương Văn Nam (còn gọi là thầy Năm hướng nghiệp) dạy Thủ công, cô Hạnh dạy nữ công; thầy Mạnh dạy Nhạc; thầy Cao Văn Hiện dạy Thể dục thể thao. Các bạn học cũ chắc còn nhớ giờ thể dục bên sân vận động (sau này là khu đất xây cất trường CVT), mỗi lần đứng xếp hàng không ngay ngắn hoặc nói chuyện đùa giỡn thì còn nhớ đến sợi dây cột chiếc còi tu huýt của thầy không?!... Hồi đó, nam sinh đi học vẫn còn mặc quần "xà lõn" nên bạn nào bạn nấy đều lòi hai ống chân "khẳng khiu mốc thếch" nhất là vào những ngày mùa đông lạnh rét!

Năm 1957, trường Châu Văn Tiếp được xây cất trên khuôn viên sân vận động tỉnh, mô hình giống hệt như trường trung học Vũng Tàu và lúc đó thầy Lê Văn Cang từ Vũng Tàu sang đãm nhiệm chức vụ Trưởng ty tiểu học kiêm hiệu trưởng trường Châu Văn Tiếp. Năm này học sinh được học đầy đủ các môn học như: Quốc văn, Đức dục, Công dân giáo dục, Sử ký, Địa lý, Toán, Vật lý, Hóa học, Vẽ, Nhạc,Thủ công, thể thao. Hoạt Động Học Đường và hai sinh ngữ Pháp(SN1), Anh(SN2). Giáo sư năm này khá đông như thầy Thân Trọng Hưng dạy Quốc văn, Địa lý, Anh văn SN2; thầy Vũ Đình Thiệp dạy Toán, Lý hóa; thầy Phạm Hoài Tân dạy Pháp văn SN1; thầy Phạm Nhựt Hưng dạy Đức dục, Vạn vật; thầy Bùi Thọ Roan dạy Công dân giáo dục; cô Lê Minh Nguyệt dạy Sử ký; thầy Nguyễn Hưng Bang dạy Vẽ; thầy Huỳnh Thiện Phước dạy Nhạc; thầy Vương Văn Nam dạy Thủ công; thầy Đỗ Văn Lung dạy Thể thao; thầy Trương Văn Khuê (nhạc-sĩ Bắc-Sơn) dạy Hoạt động Học Đường. Bạn là hàng xóm hay đến nhà thầy Khuê đánh cá ngựa và chơi nhạc với thầy Khuê phải không? Các bạn nào còn giữ học bạ cũ như tôi, quý bạn mở ra xem lại, học bạ chúng mình lúc đó, chỉ ghi từ lớp đệ lục trở về sau (như học bạ tôi tới lớp đệ nhất), không có ghi lớp đệ thất, có thể vì năm đó trường mới thành lập và chưa có đầy đủ thủ tục để công nhận(?).

Mỗi năm, nhà trường đều tuyển thêm học sinh nên sĩ số học sinh ngày càng tăng. Một số anh chị em đang học đệ ngũ Sĩ Tải, do hoàn cảnh gia đình vẫn phải thi vào đệ lục CVT để học. Lúc đó trường Sĩ Tải học sinh nghỉ nhiều vì chuyển qua CVT, nên nhà trường có lúc phải dồn hai lớp thành một là vậy. Cũng giữa năm này, nhà trường vận động cha mẹ học sinh, từng bước chuẩn bị đồng phục học sinh cho năm học mới. Thường phục nam sinh, quần dài xanh áo trắng; nữ sinh quần đen áo trắng và lễ phục nam sinh là áo trắng quần tây trắng. Vào cuối năm đệ lục có một chuyển biến lớn được phổ biến, chuẩn bị cho năm học tới, là môn Anh văn được chọn làm sinh ngữ chính giống như Pháp văn, nên năm sau trường sẽ chia hai lớp Pháp và Anh, để học sinh thích học sinh ngữ nào chính thì chọn lựa trước. Do vậy, đến lớp đệ ngũ học sinh nào chọn Anh văn làm sinh ngữ chính thì vào lớp đệ Ngũ A (sinh ngữ 2 là Pháp) và đệ Ngũ B là lớp tôi chọn vì Pháp là sinh ngữ chính và Anh là sinh ngữ phụ.

Năm đệ Ngũ B(58-59),thầy Chu Xuân Khang dạy Lý Hóa; thầy Phạm Hoài Tân dạy Đức dục, Công dân giáo dục; cô Tô Ánh Tuyết dạy Pháp văn, Sử ký; cô Trần Thị Ánh dạy Địa lý. Các môn Quốc văn, Toán, Vẽ, Nhạc, Thủ công, Hoạt động học đường thì các Thầy Cô dạy năm đệ lục vẫn còn tiếp tục giảng dạy. Riêng môn Thể thao, thầy Tăng Bảo thay thầy Đỗ Văn Lung và đến lục cá nguyệt thứ nhì (tức học kỳ hai) thầy Lê Văn Cang dạy Pháp văn thay cô Tô Ánh Tuyết. Năm này (58-59) có một sự việc đặc biệt, thầy Vũ Đình Thiệp ngoài việc giảng dạy môn Toán, thầy còn đảm nhận Giáo sư cố vấn báo chí của trường. Nha Trung học có tổ chức kỳ thi báo tường cho tất cả các trường trung học. Trường Châu Văn Tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy Thiệp tham dự hai tờ bích báo. Bài vở được Thầy tuyển chọn những bài các bạn các lớp tự sáng tác hoặc sưu tầm. Phần trình bày, vẽ trang trí có các bạn Võ Ngọc Ấn, Nguyễn Bảo Hoàng, Nguyễn văn Song..., chữ viết đẹp có các bạn Nguyễn Thành Long, Nguyễn Ngọc Binh... Kết quả báo tường của nhà trường lần đầu tiên tham dự được giải ba với bằng khen và bức tượng bằng đồng đen, hình đầu cô gái bới tóc.

Năm 59-60, đệ tứ B, thầy Nguyễn Đức Hiếu, từ Đà Lạt đổi về phụ trách dạy môn Quốc văn và sinh ngữ chính Pháp văn; thầy Vũ Đình Thiệp dạy Toán, Giáo dục công dân; thầy Chu Xuân Khang dạy Lý Hóa, cô Châu Thị Ngôn dạy Vạn vật; thầy Phạm Bình dạy Sử ký;thầy Trương Thế Khôi dạy Địa lý.Thầy Lê Văn Cang vẫn còn là hiệu trưởng của trường. Hè năm 1960, tỉnh Phước Tuy được Bộ Quốc gia giáo dục chỉ định tổ chức kỳ thi Trung học đệ nhứt cấp. Đây là lần đầu tiên một kỳ thi quốc gia được tổ chức tại tỉnh nhà. Vào những ngày thi, thí sinh các nơi dồn dập về đông vui như những ngày lễ hội. Học sinh các trường trung học Châu Văn Tiếp, Vũng Tàu, Giuse, Sĩ Tải, Văn Lương... quần áo chỉnh tề, riêng thí sinh trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu, trong những bộ lễ phục áo trắng, quần short trắng, bê rê màu đỏ, tạo thêm nét tươi trẻ, rực rỡ, nhộn nhịp tập trung về các phòng thi của các hội đồng thi Trung học Châu Văn Tiếp và trường Nam tỉnh lỵ.

Năm này cũng có một sự kiện đáng ghi nhớ là trước kỳ thi, nhà trường có tổ chức buổi "Lễ Ra Quân". Văn phòng trường được dọn dẹp khang trang trống trải. Một bàn thờ được được thiết lập, trên có đặt một bộ lư đồng đánh bóng sáng loáng và chưng chế đầy đủ hương đăng hoa quả. Thầy hiệu trưởng Lê Văn Cang cổ kính trong bộ quốc phục khăn đóng áo dài. Một số học sinh đại diện hai lớp đệ tứ A và B quỳ ngay ngắn trước bàn thờ. Số các bạn còn lại xếp hàng theo thứ tự đứng dọc hai hành lang phía trước và phía sau văn phòng. Thầy hiệu trưởng đốt ba nén nhang lớn thành tâm khấn vái. Thầy Nguyễn Đức Hiếu, giáo sư Quốc văn đứng trang nghiêm thỉnh chuông bên cạnh bàn thờ. Trong không khí trầm mặc khói hương, tất cả học sinh lặng im theo dõi. Sau đó, tất cả học sinh được hướng dẫn lần lượt tuần tự vào trước bàn thờ lễ bái. Vậy mà cũng có một vài bạn nam rắn mắc lén ra trước dấu dép, guốc của các bạn nữ, nên vừa xong buổi lễ thì bên ngoài hành lang trở nên nhốn nháo, náo loạn, mất trật tự, ồn ào như xóm chợ. Đúng là không hổ danh "thứ ba học trò"! Lúc nào cũng đùa, cũng giỡn, cũng tìm mọi cách phá phách, đùa nghịch, chọc ghẹo, được hết!! Năm đó, tỷ lệ đậu khá cao, nhưng trường CVT chỉ có một thí sinh đậu hạng Bình Thứ và cả danh sách đậu chỉ được hai cái Bình đều do học sinh trung học Vũng Tàu chiếm hết.

Sang năm đệ Tam (60-61), thầy Phạm Đăng Cảnh về thay thầy Lê Văn Cang làm hiệu trưởng. Vì lớp đệ Tam là hệ đệ nhị cấp, nên có thay đổi một số Thầy Cô. Lúc đó, trường đã phân hai ban A và B, chứ trường không có ban C. Bên đệ Tam B(Toán), thầy Trương Thế Khôi phụ trách môn Toán; thầy Nguyễn Thế Kiệt dạy Lý hóa, Vạn vật, Sử địa; thầy Vũ Đình Thiệp dạy Giáo dục công dân; thầy Nguyễn Đức Hiếu vẩn dạy Quốc Văn và sinh ngữ chính Pháp văn; cô Đỗ Thị Nhung dạy sinh ngữ 2 Anh văn.

Năm đệ Nhị B(61-62), thầy Phạm Đăng Cảnh vẫn còn đảm nhận chức vụ hiệu trưởng, lúc này thầy Nguyễn Văn Đoàn mới về dạy sinh ngữ chính Pháp văn; thầy Phạm Văn Ngôn dạy sinh ngữ 2 Anh văn. Môn Quốc văn cũng còn do thầy Nguyễn Đúc Hiếu giảng dạy ở lục cá nguyệt thứ nhất; nhưng đến lục cá nguyệt thứ nhì thì thầy Trần Anh Linh giảng dạy. Thầy Bùi Bằng Hãn ở Vũng Tàu được mời sang dạy môn Toán, nữa năm sau có thầy Nguyễn Trường Trực về dạy môn đại số. Thầy Trần Văn Đông ở Vũng Tàu cũng sang dạy Lý Hóa suốt cảa ăm học. Linh mục Bùi Đức Sinh ở Vũng Tàu được mời sang dạy Sử ký và Địa lý. Thầy Trần Đức Lợi mới về dạy môn Vạn vật; thầy Vũ Đình Thiệp vẫn dạy Giáo dục công dân. Thầy Trương Thế Khôi năm này lại phụ trách Thể thao khối đệ nhị cấp của trường. Nghe đâu năm 65 thầy Thiệp sau khi động-viên về làm ở Nha Quân Pháp.

Đến năm đệ Nhất, thầy Nguyễn Đức Hiếu lên làm hiệu trưởng thay thầy Phạm Đăng Cảnh. Đây là năm học 62-63, năm này có một số anh chị em ở Vũng Tàu sang học vì trường Vũng Tàu tuy có trước nhưng chỉ có tới lớp đệ Nhị mà thôi. Một số bạn như: Phan Trần Đức, Nguyễn Phước Ngọc, Lê Văn Ngọc, Đỗ Đức Thiện, Nguyễn Thị Nga... Đỗ Trung Tín... sang tiếp tục học lớp đệ Nhất của trường. Năm này, thầy Nguyễn Khoa Điềm mới đổi về dạy Toán; thầy Lê Quí Thể dạy Lý Hóa, cô Hoàng Mỹ Hiền dạy Triết; thầy Nguyễn Văn Đoàn vẫn dạy Pháp; thầy Phạm Văn Ngôn vẫn dạy Anh văn; thầy Phạm Văn Trung mới về phụ trách các môn Sử Địa và Giáo dục công dân.

Cũng nhờ còn học bạ cũ nên khi bạn gợi ý, tôi về mở học bạ cũ ra và nhớ lại Thầy Cô, bạn bè xưa mà ghi ghi chép chép đó!!! Bây giờ nhớ lại, kỷ niệm xưa sao mà đẹp đẽ, sao mà dễ thương dễ mến làm sao! Thời gian trôi qua, thầy Cô cũ một thời, có Thầy, có Cô đã rời bỏ chúng ta, bạn bè cũ cũng kẻ còn người mất, hồi tưởng lại, ai trong chúng ta mà không cảm thấy bùi ngùi thương nhớ! Những người còn ở lại thì nay cũng đã già nua, nghĩ đến mà buồn! Thời gian tôi gắn liền với trường Châu Văn Tiếp, với Thầy cô, với bạn bè là như vậy đó bạn.

Bạn ơi!

Mình nhớ đâu, cố gắng ghi viết lại theo suy nghĩ và hiểu biết của mình, chắc cũng còn nhiều thiếu sót và qua thời gian có những điều chưa kịp nhớ hết!? Thôi thì, đây cũng là những hính ảnh, kỷ niệm trường cũ tình xưa của một thời để nhớ!!!
Thân,

Bạn xưa.
VNS
(Hết trích).

... và mình còn những gì nữa để nhớ?

Mùa hè năm 63 những người bạn học xóm Đình, Long-Hương các anh Võ Ngọc Sơn, Nguyễn văn Tiết, Huỳnh văn Lịch theo nghiệp Văn tiếp tục lên đại học theo gương Thầy, Cô, ra trường đi dạy tại các trường trung-học, các bạn còn lại theo binh nghiệp.

Ngày 26 tháng 10 năm 63, vào dịp lễ Quốc-khánh, chúng tôi và bạn đồng-môn như các anh Huỳnh văn Sáng, Huỳnh văn Tỏ, Trần tất Kim, Thái văn Vạn và nhiều bạn đồng môn khác mà tôi không nhớ tên đã có mặt trong hàng. Các bạn tôi vận lễ phục sinh viên võ khoa Thủ-Đức, chào đón vị T.T. đệ nhất Việt-Nam Cộng-Hòa trên đại lộ Thống-Nhất, chúng tôi thấy T.T. Ngô trong bộ Âu phục trắng cùng Tướng Quân Lê Văn Tỵ đứng trên xe jeep mui trần, xe chạy từ từ đi duyệt hàng quân, gương mặt Ông buồn bã u-sầu không vẫy tay, đó là hình ảnh cuối cùng của Ông mà chúng tôi mục kích. Vài ngày sau tin hai ông Diệm và bào đệ bị ám sát, đất nước điêu linh lật qua một trang sử mới.

Từ Tết Mậu-Thân 68 đến mùa hè đỏ lửa năm 72, giang sơn nước Nam đầy khói lửa tang thương, tin buồn từ chiến trường bay về làng quê nghèo Long-Hương, các anh Huỳnh văn Sáng , Đoàn hồng Hải, Nguyển văn Chiến, Lê văn Phòng, Mai văn Thân, Nguyễn văn Ngư, v.v. . . . đã vĩnh viễn rời xa bạn bè.

Mời quí vị và các bạn nghe lại bản nhạc "Blowin' In The Wind (Cơn Gió Thoảng)" của Bob Dylan (Giải văn chương Nobel 13/10/2016), sáng tác năm 63 một thời đất nước chúng ta chìm trong khói lửa chiến tranh... để nhớ và để buồn...

Lưu Thủy Hành Vân


Blowin' In The Wind (Cơn Gió Thoảng)
How many roads must a man walk downBao nhiêu dặm đường một người phải bước qua
before you can call him a man?mới xứng đáng gọi là người?
How many seas must a white dove sailBao nhiêu lần sải cánh đại dương
before she sleeps in the sand?bồ câu mới ngủ vùi trong cát?
How many times must the cannon balls flyBao nhiêu lần đạn bay pháo nổ
before they're forever banned?mới có ngày thực sự an bình?
The answer my friend, is blowin' in the wind,Câu trả lời bạn ơi, gió thoảng qua thôi,
The answer is blowin' in the wind.Chỉ là gió thoảng qua mà thôi.
How many years can a mountain existBao nhiêu năm giang-sơn tồn lại
before it's washed to the sea?trước khi dâu bễ cuốn trôi?
How many years can some people existPhải qua bao nhiêu năm sống-sót
before they're allowed to be free?người dân mới có được tự-do?
How many times can a man turn his head,Bao lần lắc đầu ngoảnh mặt,
pretending he just doesn't see?bao lần bịt mắt, làm ngơ?
The answer my friend, is blowin' in the wind,Câu trả lời bạn ơi, gió thoảng qua thôi,
The answer is blowin' in the wind.Chỉ là gió thoảng qua mà thôi.
OH... How many times must a man look upÔi... Bao lần ngước mặt nhìn trời
before he can see the sky? mới thấy được trời cao?
Yah... How many ears must one man haveDạ... Phải bao nhiêu lần tai nghe
before he can hear people cry?mới rõ tiếng người than khóc?
And how many deaths will it take till he knowsVà phải hao tổn bao nhiêu sinh mạng nữa
that, too many people have died?mới là đã chết quá nhiều?
The answer my friend, is blowin' in the wind,Câu trả lời bạn ơi, gió thoảng qua thôi,
The answer is blowin' in the wind.Chỉ là gió thoảng qua mà thôi.
The answer is blowin' in the wind.Chỉ là gió thoảng qua mà thôi.
 


DƯỚI MÁI TRƯỜNG XƯA

Trường xưa còn đây… trường xưa còn mãi trong lòng! Trường xưa còn đây…Châu Văn Tiếp yêu thương… Đây là những lời ca đã được hát vang trong đêm ĐH kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Ái hữu CVT do anh Võ Ngọc Bửu sáng tác cách đây 4 năm. Giờ chúng ta sẽ nghe những lời ca này lần nữa vang lên vào đêm Đại Hội kỷ niệm trường đã được thành lập đúng thời điểm 60 năm, đúng với ý nghĩa lời ca của bài hát Trường xưa còn mãi trong lòng.

Xin cám ơn những lời hát đó đã làm bao nhiêu kỷ niệm xưa trong ký ức chúng ta lần lượt trở về, đã gợi nhớ, gợi thương đến những hình ảnh: một khoảng trường lớp kéo dài, một sân trường có phượng đỏ lung lay trong gió, có ngọn cờ bay phất phới dưới bầu trời trong xanh, có Thầy Cô, có bạn bè – để trong chúng ta dâng lên một niềm cảm xúc khó tả, mong muốn, nôn nao, trông mau đến ngày ĐH, để gặp lại Thầy Cô hồi nào đứng trên bục giảng của lớp mình, gặp lại các anh chị lớp trên mình, gặp lại bạn bè cùng lớp mình hồi xưa.

Trường đã thành lập qua 60 năm, với 60 năm hơn nửa đời người, trải qua biết bao thăng trầm biển dâu, trường xưa vẫn còn đó dù trường đã thay tên, nhưng chắc rằng tất cả chúng ta không ai có thể quên được hình ảnh một thời thơ ngây được ấp ủ dưới mái trường Trung học CVT thân yêu ngày xưa đó. Làm sao quên được những lần ngồi nghe lời Thầy giảng trên bục, mà dưới này nghịch phá lung tung, chuyền tay ăn vụng bánh trái, sao quên được những giờ ra chơi nô đùa, được ăn những ly chè đá đậu đen của quán chú Thiệp và cười giởn cùng các bạn! Thật không sai với câu: Nhứt quỷ, Nhì ma, Thứ Ba học trò, với những lần trốn học kéo nhau đi bơi ở hồ RMK nước trong xanh, kéo nhau vào rạp Thành Thái xem phim cọp… Rồi đến cuối năm sắp đến hè lưu bút đươc các bạn gái chuyền tay nhau quanh quanh. Rồi có những giây phút bùi ngùi chia tay Thầy Cô, bạn bè. Đây là thời điểm của đàn em niên khóa 72-79. Các anh chị lớn chắc có những kỷ niệm vui buồn nhiều hơn.

Còn với Thầy Cô chúng em nghĩ rằng rằng nơi nào Thầy Cô đến đều có kỷ niệm với trường, với lớp, với bục giảng, với bản đen bụi phấn, với ít nhiều buồn vui cùng đám học trò mà Thầy Cô đã dầy công dạy dỗ. Riêng học trò của trường Châu văn Tiếp chúng em chắc cũng đã lưu lại trong lòng Thầy Cô nhiều dấu ấn đậm đà khó quên hơn, chúng em mong như vậy, để chúng em có ngày hôm nay mong gặp lại các Thầy Cô trong ngày Đại Hội này.

Bây giờ, chỉ còn 1 tuần đúng là đến ngày ĐH Dưới Mái Trường Xưa vào đầu tháng 9 tới đây, kỷ niệm 60 năm trường THCVT được thành lập. Thiết nghĩ những lần ĐH CVT như là ngày lễ hội của trường, ngày tựu trường của năm học mới… Như là nam sinh chỉnh tề trong quần xanh áo trắng, nữ thì áo dài trắng thướt tha, có cặp sách mới, tập vỡ được bao lại gọn gàng sạch sẽ… Rồi đến hồi trống vang lên, mọi người lật đật chạy về lớp, vào chỗ ngồi hồi hộp nhìn ra cửa sổ. Mắt hướng về văn phòng, ngóng trông xem có thầy cô nào mới hay đi hướng nào vào lớp mấy, ai sẽ là người dạy chúng ta năm nay… Với Đại Hội CVT tất cả chúng ta tham dự đều mong gặp lại thầy cô năm xưa, có cơ hội gặp lại bạn học ngày xưa ấy xem bây giờ có gì mới thêm chút nào không? Hoặc ai có chuyện lúc đi học còn vấn vương còn ngại ngùng, ấp úng… giờ mà gặp được người năm xưa trong ĐH thì tha hồ nói, tha hồ nhắc… để rồi cười huề với nhau cho thỏa lòng… Giống như ngày xưa còn đi học, xa nhau ba tháng hè, giờ đến lúc tựu trường của niên học mới đây các bạn nhé!

Có được cơ hội trên phải nói lên lời cám ơn Hội Ái Hữu TH CVT, cám ơn các thầy cô các anh chị tiền nhiệm đã liên lạc quy tụ bạn học cũ khắp nơi trên thế giới để thành lập Hội Ái hữu vào năm 1992. Hội Ái Hữu CVT vẫn luôn là chiếc cầu nối để chúng ta gặp gỡ, để ôn lại những kỷ niệm yêu thương dưới mái trường xưa. Nơi luôn đón tiếp những cựu học sinh ấp đầy tình thân và CVT, lúc nào cũng có trái tim CVT để chia sẻ kỷ niệm tình thương thầy trò, chia sẻ vui buồn ở tuổi học trò. Sau cùng cám ơn Thầy Cô và các anh chị ở xa đã gọi và gửi thư nhắn nhủ, cổ động tinh thần cũng như tài chính cho BTC ĐH năm nay. Còn một tuần nữa thôi, một tuần sẽ được gặp lại Thầy và Trò để tay bắt mặt mừng, để thả hồn về những kỷ niệm Dưới Mái Trường Xưa – Trung học Châu Văn Tiếp, Phước Tuy.

Mong gặp lại tất cả quý Thầy Cô cùng tất cả anh chị em trong đại gia đình Châu Văn Tiếp. Mong lắm thay!

Phạm Minh Luận (1972-1978)
Hội Ái Hữu Trung học CVT Hải ngoại.
 


DƯỚI MÁI TRƯỜNG XƯA

Cánh phượng nhỏ ép dày trang lưu bút
Xác ve sầu thổn thức nỗi buồn riêng
Mái trường xưa Châu Văn Tiếp mất tên
Hình ảnh cũ không quên trong ký ức.

Nhắc tên trường bỗng dưng nghe rạo rực
Ngược thời gian đánh thức chuổi ngày xanh
Một vùng trời hoài bão tuổi thư sinh
Thời áo trắng nụ hoa tình quyến rũ.

Lâu lắm rồi chưa về thăm trường cũ
Nhớ phượng hồng hoa rũ gió chiều buông
Nhớ ve ngân thút thít nắng hạ buồn
Nhớ thầy bạn, nhớ mái trường xưa ấy.

Thời gian ơi! Hãy buông trôi ngược lại
Mang ta về quá khứ cõi dấu yêu
Tìm dư hương phảng phất sớm trưa chiều
Tình thầy bạn dắt dìu cùng tiến bước.

Ngày hôm nay những gì ta học được
Nhờ thầy cô giáo dục đã nên người
Thầy trồng cây cho bóng mát cuộc đời
Cô vun đắp mong cây tươi tốt trái.

Dưới Mái Trường Xưa bạn thầy ưu ái
Những vui buồn ta nhớ mãi không quên
Trường bây giờ dù đổi dạng thay tên
Châu Văn Tiếp vẫn là niềm mong nhớ…

                               Chiêu Anh
 


CHUỖI NGÀY DẤU ÁI - Tú Châu
 

SINH HOẠT HỌC ĐƯỜNG GẮN LIỀN VỚI ĐỜI TÔI - GS. Lê Quý Thể
Nếu một giáo sư ngày dạy 8 tiếng, hết lớp này chạy qua lớp khác, hết trường này chạy qua trường khác, giảng đi giảng lại một bài năm lần bảy lượt trong một tuần thì cuộc đời của giáo sư thật đáng chán.
Cuộc đời giáo sư của tôi không phải như vậy. Dạy học để được trả lương là một phần, một phần khác không kém quan trọng là hướng dẫn và giúp đỡ học sinh trong những sinh hoạt học đường. Phụ trách sinh hoạt học đường không được trả lương lại mất rất nhiều thì giờ nên hầu như không có giáo sư thật sự tham dự, đa số chỉ có hư danh mà thôi.

Trong suốt mười hai năm, từ 1962 đến 1974, tôi đã bỏ rất nhiều thì giờ, có lúc cả những ngày thứ bảy và chúa nhật để hướng dẫn học sinh về ngành thể thao. Tôi đã cùng vui chơi và sống gần gũi với học sinh. Tôi đã đem nhiều học sinh giỏi về thể thao ở các trường tư thục vào trường công lập. Tôi đã hướng dẫn học sinh tranh đua thể thao với các trường bạn hay các trường thuộc các tỉnh khác. Ngay từ niên khóa đầu tiên tôi đã gây nhiều sóng gió ở Biên Hòa.

Sau hơn bốn mươi năm, nhiều học sinh các trường Châu Văn Tiếp Bà Rịa và Ngô Quyền Biên Hòa qua những bài viết đăng trên các đặc san hay trên mạng đã hãnh diện ghi lại những thành tích về thể thao của trường và những kỷ niệm khó quên dưới sự hướng dẩn của tôi. Khi tôi rời trường Châu Văn Tiếp hay trường Ngô Quyền thì sinh hoạt thể thao của các trường này hoàn toàn chìm hẳn, hay nói theo một vài vị trong ban giám đốc trường "không có tôi, trường có trật tự hơn".

Tuy là một giáo sư mới ra trường, năm đầu tiên tôi đã được giao phó hướng dẩn thể thao cho học sinh trường Châu Văn Tiếp Bà Rịa. Sau một thời gian tuyển chọn, đầu năm 1963 tôi và một giáo sư, sau này là lính biệt kích, hướng dẫn phái đoàn học sinh tỉnh Phước Tuy về Biên Hòa tham dự Đại hội Thể thao Học sinh khu Ba. Đó là Quân khu Ba gồm bảy tỉnh Biên Hòa, Long An, Tây Ninh, Phước Long, Bình Tuy, Long Khánh và Phước Tuy. Tỉnh giao cho tôi 15 ngàn đồng để lo ăn ở và di chuyển cho 40 học sinh. 40 học sinh nầy là những học sinh ở Bà Rịa, Vũng Tàu và trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Tôi cũng xin thú thật có vài thanh niên đội lớp học sinh, đó là những cậu ở tuổi học trò vì gia đình nghèo phải bỏ học đi làm. Chỗ ở là hai phòng học trên lầu thuộc dãy trước của trường Ngô Quyền và hành lang là nơi tôi tạm trú. Chỗ ăn là quán ăn bên hông trường. Ăn uống đầy đủ ba bữa mỗi ngày

Học sinh tỉnh Phước Tuy nhất là đám học sinh Vũng Tàu rất nhiệt tình tranh giải, chúng đoạt huy chương vàng và bạc hầu hết các môn. Nhất bóng chuyền thanh niên, nhất bóng bàn thanh thiếu niên, nhất nhiều giải điền kinh. Sáng ngày cuối cùng là trận chung kết bóng tròn giữa hai đội Biên Hòa và Phước Tuy. Vì sự tranh đua làm cho tình hình càng ngày càng căng thẳng, học sinh Phước Tuy bị nhiều hăm dọa nên ông hiệu trưởng trường Ngô Quyền bắt học sinh đi học sáng đó, tuy nhiên vẫn có nhiều học sinh trốn học đi xem trận banh chung kết này. Đám học sinh này đứng phía sau gôn của đội nhà. Mỗi lần cầu thủ Phước Tuy dẫn banh xuống, đám học sinh này dùng nạng thun bắn vào chân những cầu thủ Phước Tuy. Tôi có khiếu nại với trọng tài nhưng chỉ yên được một chút rồi đâu trở lại đó. Cuối cùng đội Phước Tuy vẫn thắng được một bàn. Như vậy đội Phước Tuy vô địch Khu Ba nhưng tình hình lại càng thêm nghiêm trọng.

Tôi vội vàng cho học sinh ăn cơm trưa và tụ họp chúng lại ở trong phòng. Ông hiệu trưởng trường Ngô Quyền ra lịnh đóng cửa trường và cho học sinh nghỉ học chiều hôm đó. Vào khoảng 1 giờ trưa một em học sinh Biên Hòa cầm dao nhảy hàng rào vào trường, tôi đứng ra cản em này lại, em quơ dao định chém tôi, ba học trò của tôi không biết chúng đứng sau lưng tôi hồi nào nhảy ra đè tên này xuống và cướp dao. Học trò Biên Hòa ở ngoài hàng rào nhìn thấy, chúng la ó vang trời. Số học trò bên ngoài hàng rào tụ họp càng lúc càng đông và một xe chở đầy cảnh sát dã chiến xuất hiện và họ đẩy đám học sinh qua bên kia lề đường.
Ông hiệu trưởng cho tôi biết vì tình hình quá lộn xộn nên không phát cúp vô địch cho đội Phước Tuy. Tôi trả lời ai cũng biết đội Phước Tuy vô địch còn phát cúp hay không điều đó đối với tôi không quan trọng.

Hai xe đò đến đón chúng tôi đúng hẹn. Một trận mưa đá đổ lên hai xe đò nầy, cảnh sát phải vất vả lắm mới hộ tống hai xe này vào sân trường. Các học sinh theo lệnh của tôi lên xe một cách trật tự, các em nhỏ ngồi trong, các em lớn ngồi ngoài. Các cửa và màn đều được kéo xuống. Trước khi xe chạy ra cổng tôi còn ra lệnh cho các em lần cuối "dù bất kể chuyện gì xẩy ra tất cả các em phải ngồi yên trong xe". Cảnh sát dồn học sinh ngoài đường về phía bên trái và hai xe đò rẻ phải hướng về phía nhà thương điên Biên Hòa. Tôi lái xe vespa của anh giáo sư chạy theo sau. Tài xế hai xe đò quá cẩn thận, họ làm một vòng qua gần Hố Nai trước khi rẻ vào ngả ba Vũng Tàu.

Hôm sau ông Phó Tỉnh Trưởng Hành chánh tỉnh Phước Tuy kêu tôi vào. Vừa bước vào cửa văn phòng ông Phó liệng trước mặt tôi một đống báo Saigòn. Báo nào cũng đăng biến cố ở Biên Hòa hôm trước trên trang nhất. Mỗi báo trường thuật biến cố một cách khác nhau. Ông Phó ra lệnh cho tôi viết một bài trường thuật đầy đủ một cách chi tiết những gì đã xẩy ra và ông gởi cho các báo. Ngày kế đó các báo Saigòn đều đăng bài viết của tôi, có báo ở trang nhất, có báo ở trang hai hay ba. Tôi nhớ câu kết luận của bài viết là "chuyện đáng tiếc xẩy ra là do một số nhỏ học sinh vô kỷ luật của cả hai bên".
Một tháng sau Biên Hòa gửi ra hai giáo sư, trước là trao cúp vô địch Khu Ba cho Phước Tuy, sau là hướng dẫn đội bóng tròn và các em học sinh khác của Phước Tuy đi tranh giải Đại hội Thể thao Học sinh Toàn quốc. Đại hội này tập trung các em học sinh đoạt giải nhất các bộ môn thể thao ở các Quân khu Một, Hai, Ba, Bốn và Quân khu Thủ đô gồm Saigòn và Gia Định. Không cho tôi hướng dẫn nhưng không cấm được tôi đi thăm và khuyến khích các em học sinh của tôi ở sân Cộng Hòa Saigòn.

Câu chuyện cuối cùng vẫn là câu chuyện bóng tròn. Sau hơn một tuần tranh giải đội bóng tròn học sinh Phước Tuy vào chung kết với một đội bóng tròn của một trường ở Gia Định. Tôi không nhớ tên của trường này mà chỉ nhớ là một trường tư thục rất nổi tiếng về thể thao hồi đó và hiệu trưởng là một linh mục. Trận chung kết diễn ra tại sân Hoa Lư Saigòn vào buổi chiều cuối cùng của Đại hội. Hai giáo sư Biên Hòa và tôi ngồi trên khán đài theo dõi trận đấu. Phước Tuy làm bàn trước, gần cuối hiệp nhất đội kia gở lại 1 đều. Qua hiệp hai Phước Tuy dẫn 2-1, đến phút cuối cùng đội kia lại gở lại 2 đều. Trọng tài quyết định đấu thêm giờ thì trời sụp tối. Tôi đề nghị hai anh giáo sư Biên Hòa xin chấm dứt trận đấu và nhường cho đội kia thắng. Hai anh giáo sư làm đúng theo ý của tôi. Sau một lúc linh mục hiệu trưởng qua máy phóng thanh khen ngợi cả hai đội bóng tròn đã giao tranh trong tinh thần thể thao và lấy lý do đội Phước Tuy luôn luôn dẫn trước nên đội Phước Tuy xứng đáng là đội vô địch toàn quốc. Thế là học trò của tôi vô địch toàn quốc và được lảnh huy chương vàng.

Ba năm liên tiếp sau đó tôi vẫn hướng dẫn học sinh Châu Văn Tiếp về Biên Hòa tranh giải Thể thao Học sinh Khu Ba, nhưng không khí không còn căng thẳng như năm trước, một phần nhờ ban tổ chức rút kinh nghiệm đã đề phòng và ngăn ngừa mọi sự đụng chạm, phần khác vì tình hình chính trị không được ổn định giải Thể thao Học sinh Toàn quốc bị hủy bỏ.

Niên khóa 1966-1967, tuy không phải là giáo sư thuộc ban sinh hoạt học đường, tôi vẫn phải hướng dẫn học sinh trường Cần Đước về Tân An để tranh giải Thể thao Học sinh cấp tỉnh Long An.
Từ năm 1967 trở đi tầm hoạt động của tôi ở trường Ngô Quyền được mở rộng hơn. Tôi được ban giáo sư bầu làm Hiệu đoàn phó phụ trách mọi sinh hoạt thể thao, văn nghệ, báo chí của học sinh. Thật sự chức vụ này chả có gì to tát cả mà chỉ là một giáo sư chịu trách nhiệm những công việc không lương.

Tôi trực tiếp phụ trách thể thao, một giáo sư sau này thuyên chuyển qua bộ Thông tin giúp tôi lo về văn nghệ, một giáo sư khác giúp tôi phụ trách báo chí. Chúng tôi hoạt động không ngưng nghỉ và bận rộn nhất vào những ngày tất niên trước Tết. Những giải thể thao cấp tỉnh, cấp khu, những trận bóng tròn, bóng chuyền, bóng bàn giao hữu giữa các trường trong tỉnh hay giữa các tỉnh lân cận được tổ chức nhiều lần trong năm. Những buổi văn nghệ có bán vé để gây quỹ cứu trợ nạn nhân thiên tai hay để uỷ lạo chiến sĩ, nhất là văn nghệ tất niên đều được tổ chức nhiều lần. Ban văn nghệ học sinh trường Ngô Quyền được thu hình và chiếu trên đài truyền hình Saigòn. Năm nào cũng có báo Tết được sự bảo trợ của nhiều cửa hàng trong tỉnh và được phổ biến qua nhiều tỉnh lân cận. Hội chợ có rút số được tổ chức hàng năm với nhiều giải thưởng có giá trị.

Hai đội bóng chuyền của trường Ngô Quyền và trường Khiết Tâm là hai đội mạnh nhất trong tỉnh. Nhiều trận đấu giao hữu giữa hai đội này được tổ chức tại sân trường vào giờ nghỉ đã được đông đảo học sinh xem và cổ vũ. Có lúc thắng lúc thua nhưng từ ngày tôi xin cho anh học sinh trường Khiết Tâm chơi giỏi nhất vào học trường Ngô Quyền thì đội bóng chuyền trường Ngô Quyền trở nên mạnh nhất tỉnh.

Bóng tròn là môn thể thao hấp dẫn nhất, thường thu hút rất nhiều học sinh tham dự hoặc là cầu thủ hoặc là khán giả nhưng cũng là môn thể thao nhiều đụng chạm. Hướng dẫn học sinh tôi phải chịu trách nhiệm về sự an toàn cho chúng trong lúc di chuyển cũng như trong lúc giao đấu, vì vậy những sự đụng chạm gây thương tích làm cho tôi lo lắng nhiều nhất. Tôi nhớ có một lần em thủ thành đội Ngô Quyền bị cầu thủ trung phong của đội bạn đá gảy xương vai, tôi sợ điếng hồn, vội vàng chở em vô bịnh viện Biên Hòa để nắn lại xương. Một lần khác em trung phong của đội Ngô Quyền bị thủ thành của đội Long Thành nhảy lên và đạp bàn chân vào ngực làm em này ngất xỉu một lúc, trận cầu này diễn ra ở Tân Vạn do ông xã trưởng Tân Vạn làm trọng tài. Cần nói thêm em trung phong này sau trở thành tuyển thủ quốc gia đá cho đội Ngân Hàng và đội Công Nghệ Thực Phẩm. Cũng may trong suốt mười hai năm không có điều gì đáng tiếc xẩy ra.

Có năm trường Vũng Tàu tổ chức cấp Khu, tôi lại phải dẫn học sinh Biên Hòa ra Vũng Tàu tranh giải. Trận bóng tròn chung kết giữa Biên Hòa và Vũng Tàu cũng rất nhiều căng thẳng nhưng may không xẩy ra những lộn xộn như trận cầu hơn mười năm về trước. Trận này trường Ngô Quyền đoạt giải vô địch cấp Khu Ba.

Tôi có thể nói tôi đã mang lại nhiều thành tích về thể thao cho hai trường Châu Văn Tiếp và trường Ngô Quyền. Nhờ đâu mà có được những thành tích đó, có phải tôi là một huấn luyện viên thể thao giỏi không? Hoàn toàn không phải, tôi chỉ là một giáo sư hướng dẫn không phải là một huấn luyện viên. Vì tài chánh quá nghèo nên bộ Giáo dục không có những huấn luyện viên ở các trường và cũng không có ai nghĩ đến sự cần thiết của những chương trình huấn luyện thề thao, văn nghệ hay báo chí cho các em học sinh. Những lớp nhỏ có 1 giờ nhạc và 1 giờ thể dục tượng trưng. Một số các ông hiệu trưởng, giám học hay tổng giám thị cũng không hưởng ứng chương trình sinh hoạt học đường vì đối với họ sinh hoạt học đường chỉ tạo nên những vụ ẩu đả làm mất trật tự và vì họ cần có thì giờ để dạy trường tư.

Với những khó khăn như vậy tại sao tôi lại thành công? Tôi chỉ làm một công việc là khơi dậy khả năng trời cho trong mỗi em học sinh. Có em có khiếu về bóng tròn, có em có khiếu về bóng bàn, có em thích ca hát và hát hay, có em thích viết văn. Tôi chỉ là người tạo môi trường cho các em thi thố những tài năng non nớt đó mà thôi. Các em cùng vui chơi, cùng thi đua với nhau, cùng phát triển tài năng của mình theo tuổi lớn dần. Còn nền giáo dục Việt Nam không có phương tiện để làm cho những tài năng đó phát triển lên một trình độ cao hơn. Thật sự tôi không hãnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.

Không hãnh diện vì trường Ngô Quyền là trường lớn nhất miền Đông có số học sinh cao nhất nên từ việc học hành đến việc tranh đua thể thao trội hơn các trường khác là chuyện đương nhiên. Tôi buồn vì Trường Ngô Quyền chỉ có một tuyển thủ quốc gia trong lúc trường có nhân tài để được đào tạo thành nhiều tuyển thủ quốc gia đủ mọi bộ môn.

Lê Quý Thể
 

MÙA HÈ 56 - Lưu Thủy Hành Vân

Sông Dinh và Núi Dinh Bàrịa-Vũng Tàu năm xưa.

Mùa hè năm 56, tại hạ vừa 14 tuổi, đã sáu mươi năm trôi qua biết bao nhiêu chuyện bể dâu xẩy ra trong đời người . . . không ai muốn đọc chuyện đau buồn, thương tâm, nhọc nhằn thăng trầm mất mát, long đong vất vả đã quá đủ, coi như chưa hề trải qua vậy nên tại hạ xin kể hầu quí đồng môn thân hữu chuyện nhạt học trò áo trắng thơ ngây mua vui (mong được như vậy) nhân kỷ niệm 60 năm ngôi trường mang tên Châu tướng Quân dưới thời hoàng đế họ Nguyễn của Việt-Nam. Mùa hè năm 2016 tại hạ và quí đồng môn đang ở nửa vòng trái đất cách xa nơi cố hương yêu dấu..., nhắc chuyện xưa để nhớ một thời đã quên lãng theo dòng đời nước chảy hoa trôi!

Mùa Hè 55 may mắn thi đậu "Văn Bằng Tiểu Học" cũng như các bạn trong xóm: Vỏ Ngọc Sơn, Nguyển Văn Tiết, Huỳnh văn Sáng (xin đừng lầm với thầy TGT), Huỳnh Văn Tỏ, Huỳnh Văn Lịch v.v. . thi ngoại ngữ tiếng Pháp và thi vấn đáp thi đọc thuộc lòng bài thơ nào mình thích hoặc ca một bài thịnh hành thời đó, tại hạ còn nhớ đã hát bài " Làng Tôi" của nhạc sĩ Chung Quân :" Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh, Có sông sâu lơ-lửng vờn quanh...." Các bạn đồng môn còn nhớ bài ca quen thuộc này phải không?

Xóm Đình Long-Hương có đình thờ Thần, cũng có cây đa cao và có dòng sông Dinh uốn quanh ngăn đôi làng Long-Hương và Phước-Lễ. Thôn nghèo của chúng tôi chỉ vài mái nhà lợp ngói kỳ-dư là nhà tranh vách đất và "tư dinh" vách đất của hai anh em họ Huỳnh sang lại cho gia-đình tại hạ, trước nhà có cây mãng cầu xiêm và cây ổi nhỏ trái nhưng ăn rất thơm ngon và nhìn ra thửa ruộng, mùa mưa ruộng lúa xanh rờn, gió chiều mơn man sóng lúa hay những đêm trăng le lói gốc mạ màu vàng rực tưởng như lạc cư chốn bồng lai, mùa hè làm sân đá banh, đốt phân bò cho khói lan tỏa rồi tranh nhau bắt bù rày bay quanh đám khói của thanh niên trai trẻ trong xóm trong số đó có Ngọc Sơn và tại hạ chụm đầu nhau dành coi hai anh em Sáng, Tỏ đang ép cá lia thia, kỷ-niệm một thời sao êm-đềm đẹp-đẽ thật khó quên. Trước nhà có lối mòn đi thăm ruộng và nhà ông Tư cuối đường có căn nhà ngói và giếng nước ngọt, chung quanh nhà ông là ruộng lúa nhìn xa là dảy núi Dinh màu xanh thẫm và mây trắng ôm-ấp chóp núi như mối tình mây núi chung thủy ngàn năm không phai, chim muông bay lượn chiều tà khung cảnh nên thơ của một thời thanh bình mà tuổi niên thiếu chúng tôi còn nhớ mãi.

Chúng tôi học lớp Tiếp Liên vì hết Hè 55 chưa có mở trường CVT và năm sau có người không chờ được phải vào học trường tư trung-học Sĩ-Tải, đến khi trường CVT mở lớp đệ thất (lớp 6) một số ACE vào học trường công, trong số đó có cô bạn học cùng xóm cùng lớp tên Lệ (tên thiệt hay giả đây?) nhà nàng ở ven sông Dinh thơ mộng, bên kia sông hướng về nguồn là tư dinh của quan tỉnh trưởng có phượng hồng soi bóng nước, mùa hè 56 êm ái trôi nhanh, tuổi còn thơ học hành và ước mơ một ngày mai, lòng rộn-rả niềm vui yêu đời, tan học chiều về bạn Tỏ cùng tại hạ đi cắm câu ven bờ ruộng hay đi câu cá bờ sông Dinh, đêm trăng đi gánh nước giếng ông Tư cuối thôn...

Một hôm đang mơ màng ngắm trăng chờ thì Lệ cũng quẩy gánh ra gặp bên bờ giếng, lòng rộn rả niềm vui nói cười hỏi thăm học hành những chuyện vu vơ, ánh trăng lơ lửng trên đầu khi quẩy gánh nước sóng sánh sáng màu bạc, nàng chào trước khi gánh về, tội nghiệp đôi vai nhỏ bé đòn gánh cong và thoăn thoắt bước đi, chịu đựng nhẫn nại từng bước về nhà.... thiệt ái ngại có lẽ đồng cảnh thương lân! Mấy hôm sau nàng có nhờ viết dùm bài văn tả cảnh tại hạ ngạc nhiên vì cô bạn cũng học rất giỏi các bộ môn cớ sao lại nhờ kẻ dốt văn, học dở viết dùm? Tại hạ cũng ráng viết cho xong nhưng kết quả không thấy nàng cho biết là hay dở ra sao, người ấy gợi ý cho tại hạ viết thư tỏ tình mà không biết, tại hạ là một tên khờ. Mái tóc đen, long mi cong dài, ánh mắt trong làm xao-xuyến tim của anh chàng nhà quê nhút nhát. Những năm học sau thỉnh thoảng gặp nhau dưới đêm trăng và mối tình thầm kín với nàng cũng không dám thố lộ, mối tình thơ học trò tuổi thiếu thời chưa kịp nở hoa thì khói lửa lan tràn khắp nơi miền Nam nước Việt. "Thuở thanh bình sáu mươi năm cũ, Áo nhung trao quan vũ từ đây".

Năm 63 các bạn cùng xóm người lên đại học, kẻ nhập ngũ theo tiếng gọi non sông. Mùa Hè 68 từ chiến trường xa đồng bằng sông Cữu-Long tại hạ thoát chết sau trận chiến kinh hồn, mặt mày hốc hác, về phép đi bộ đến cây đa thôn làng Long-Hương thì gặp Lệ đang tay bế tay dắt hai đứa con, mỉm cười chào, hỏi:
- "Em có chồng hai con rồi hả?" nàng gật đầu cười.
- "Vậy mà tôi cứ tưởng ai đó vẫn chờ ",
- "Anh đi biệt, chờ hoài không tin tức gì mấy chị và ba bắt lập gia-đình nói sợ em là gái già".
- "Vậy hả, cũng phải làm vậy thôi. Chúc em hạnh-phúc".
Nàng đã làm đúng lấy chồng sanh con sống hạnh phúc hơn là chờ một kẻ "vì non sông ra đi” sống nay chết mai. Những người trai thời loạn lên đường gánh vác chuyện nước non trên vai, những đêm thức chờ giặc nhớ cảnh thanh bình năm xưa nhớ đôi vai mềm, viền mi cong, gương mặt dễ thương mà chạnh lòng thở dài, cũng đành thôi! Nhớ lại có một chiều mưa trong lớp học ông Thầy dạy Việt văn nổi hứng ca bài "Chờ Anh Em Nhé" của Nhật Bằng & XuânTiên, tôi muốn ca bài này với nàng nhưng nếu như chưa giết giặc mà bị giặc giết thì nàng ra sao?! khóc cảnh biệt-ly góa phụ, không đành lòng chút nào.

Mãi đến mùa Hè 75 thì ai cũng biết chuyện bể dâu gia-đình ly-tán, bạn bè thầy trò mỗi người mỗi nơi kẻ sống lạc loài như đàn kiến bị gió cuốn và nhiều năm sau trời êm gió lặng ngoi ngóp tìm gặp lại nhau. Hè năm 2000 có dịp đi Cali thăm bạn cũ thành phố San José hỏi thăm có người cho biết Huỳnh văn Tỏ đang ở Nam Cali, tìm đến nhà thăm bạn mừng tủi nhắc chuyện xưa, lúc đó Tỏ còn khỏe mạnh vui vẻ ăn nói rổn rảng thật tình với bạn bè đồng môn, đồng liêu nên bạn bè ai cũng quí mến, vài năm sau viết bài đóng góp văn nghệ có nhắc đến bạn Sĩ-Tải Nguyển đình Phúc nên anh thư ký hội Nguyển văn Mão nhắn tin liên lạc được với Phúc và có nhắc chuyện cô Lệ bạn học năm xưa, Phúc nói: "Anh biết không có lúc chị Lệ đến gặp tôi và than chuyện áp bức bất công gì đó trong nghề, nhờ tôi nói vài câu giúp bạn bè", cô giáo Lệ nhờ bạn cũ làm phó tỉnh can thiệp mới yên với ông xếp "cường hào ác bá" nào đó, v.v.... Những bạn cũ thời tiểu học, trung học nhiều năm sau cũng liên lạc được gần hết, kể chuyện "Gánh nước đêm trăng" anh Võ Ngọc Sơn cũng biết chuyện nên châm chọc cho vui tuổi già xế bóng. Anh Đoàn Kỳ Trung dân Canada, anh Nguyển văn Bê ở Pensyvania, anh Quí Sơn nam Cali có gởi thơ tin trong nhóm chuyện xưa chuyện nay đủ loại trao đổi nhắc chuyện tình Thầy Trò và tình Bạn.

Bây giờ còn nhớ hay không?                                  
Anh đem cánh Phượng tô hồng má Em,
Rưng rưng phượng nở trên đầu,
Tìm Em, Anh biết tìm đâu bây giờ?!

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, thời gian và hình bóng xưa không thể tìm lại được, mối tình thơ như sương như khói ven sông tan loãng trôi theo dòng đời! chỉ để lại kỷ-niệm đẹp khó quên trong tim. Tình yêu có thể tan biến nhưng tình bạn thì không rỉ sét, chúng tôi nhóm năm lão già tạm gọi theo Kim-Dung tiên sinh trong tiểu thuyết kiếm hiệp là "Giang Nam ngũ hiệp" (sic) trao đổi thư tin vui buồn như thuở học trò và tại hạ xin cống hiến quí đồng môn thân hữu đọc thêm câu chuyện "Tình Bạn Đẹp Của Người Xưa" rất hay do anh Đoàn Kỳ Trung lớp 1 CTV sưu tầm. Xin hết.

Lưu Thủy Hành Vân